2012 | Chuyên Cung Cấp Đồ Du lịch, dã ngoại, cắm trại,...Công ty Du Lịch TwinTigers Chuyên Cung Cấp Đồ Du lịch, dã ngoại, cắm trại,...Công ty Du Lịch TwinTigers: 2012

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn


Số điện thoại báo cháy 114
Cấp cứu: 115
Cảnh sát cơ động: 113

Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới, cháy nhà là kẻ giết người nguy hiểm nhất. Đã có số điện thoại của đội cứu hỏa, chuông báo cháy vẫn chưa đủ, bạn phải chuẩn bị cho chính mình tâm lý vững vàng và kỹ năng thoát hiểm an toàn. Sau đây là những bước chuẩn bị:

1. Thiết kế và định hướng rõ ràng đâu là cửa chính và đâu là cửa phụ. Khi lửa bùng cháy dữ dội và chặn mất đường ra ở cửa chính, bạn sẽ không bị hoảng hốt vì còn có cửa phụ để thoát ra ngoài.

2. Tạo một lối thoát hiểm an toàn. Khi nhà bị lửa tấn công thì suy nghĩ duy nhất là tìm cách thoát ra khỏi nhà càng nhanh càng tốt. Đừng chần chừ cố lấy cho bằng được của cải hoặc giấy tờ. Nán lại để gọi điện thoại cho đội cứu hỏa chỉ lãng phí thời gian quý báu thoát ra khỏi đám cháy. Tốt nhất là cố thoát ra ngoài, gọi nhờ điện thoại của người hàng xóm hoặc nhờ họ gọi.

3. Rèn luyện kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho mọi thành viên trong gia đình và cả người giúp việc.

4. Nếu nhà bạn có hai lầu trở lên, hãy mua thang có thể mang vác, di chuyển được. Khi gặp sự cố, bạn có thể thoát ra bằng cửa sổ mà không sợ bị ngã, nhưng cũng phải chắc rằng mọi người trong nhà đều phải biết chỗ để thang và làm cách nào để sử dụng nó.

5. Nếu bạn sống trong tòa nhà cao tầng hoặc khu chung cư, khi có đám cháy, đừng bao giờ di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy vì bạn biết rõ tình trạng hỗn loạn khi có sự cố, và bạn dễ bị mắc kẹt trong thang máy do bị cúp điện.

6. Định trước điểm tập trung - một nơi an toàn bên ngoài nhà, nơi mà mọi người có thể tập trung ở đó và để kiểm tra số người trong gia đình đã thoát ra ngoài hết chưa.

7. Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi độc cũng có thể dẫn đến tử vong, chúng đánh bạn ngã gục trước khi bạn bị lửa tấn công. Để tránh bị ngộp vì khói, di chuyển ra ngoài bằng cách bò, một tay giữ ẵm em bé đặt sát bụng.

8. Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn. Đừng quên dạy những đứa trẻ kỹ thuật này. Nếu bạn ở bên cạnh con khi quần áo của nó bắt lửa, hãy chụp lấy chăn đắp trùm nhanh lên người nó để dập tắt lửa.

9. Trước khi mở tung cửa chính nên kiểm tra tay cầm của cánh cửa xem nó có quá nóng không. Nếu tay cầm bị nóng do ngọn lửa đang bùng lên dữ dội ở phía sau, hãy thoát ra bằng cửa khác. Những người sống ở lầu một có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ. Đối với những người sống ở các tầng trên, tuy không thể nhảy xuống đất qua cửa sổ nhưng họ có thể chui ra ngoài, đứng tránh lửa trên mái vòm và dễ dàng được nhân viên cứu hỏa tìm thấy.

10. Dạy cho con chỗ ẩn trú nếu chúng bị kẹt lại trong phòng, dặn con chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà vì gầm giường là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại.

11. Trên đường thoát ra ngoài nếu phải vượt qua một hành lang đầy khói, hãy nằm xuống và bò. Vì càng ở dưới thấp và gần cửa thì không khí tương đối thoáng hơn.
 
Hoả hoạn thường đi kèm với bị bỏng bởi vậy, khi có bất cứ thắc mắc nào về tai nạn bỏng, người dân, cơ sở y tế tuyến dưới có thể gọi cho đường dây nóng theo các số:

- 04.6881381/ 069.826327/ 0904125938 (Ths Nguyễn Như Lâm - Chủ nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu)

– 0903202482 (TS Nguyễn Viết Lượng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Viện bỏng quốc gia).

Cách thoát nạn khi có động đất


Nếu bạn đang ở trong các tòa nhà cao tầng khi xảy ra động đất lớn, việc trước tiên là chui xuống gầm bàn chắc chắn, chứ không phải tìm cách chạy ra ngoài.

Sau trận động đất sáng nay ở ngoài khơi bờ biển Phan Thiết, làm rung nhẹ nhiều tòa nhà ở Vũng Tàu, TP HCM và các tỉnh lân cận sáng nay, nhiều bạn đọc bày tỏ lo ngại về cách giữ an toàn khi động đất xảy ra.

Ông Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Vật lý Địa cầu, đưa ra vài lời khuyên sau:

Khi xảy ra động đất lớn, với những rung lắc cảm thấy rõ rệt và đồ đạc nhảy, rơi, nứt tường...

- Nếu đang đi ngoài đường, bạn nên dừng lại, tránh xa các khu nhà cao tầng, đường điện và các công trình có thể sụp đổ.

- Nếu đang ở trong các nhà cao tầng, nên chui ngay xuống gầm bàn (gầm ghế hoặc gầm giường) chắc chắn, để tránh các đồ vật rơi xuống làm bị thương. Không nên tìm cách chạy ra khỏi nhà lúc này vì không kịp (động đất xảy ra chỉ trong vài giây).

- Tuy nhiên, khi động đất mạnh qua đi, bạn nên tìm cách đi ra xa khỏi tòa nhà để tránh dư chấn tiếp tục xảy ra, có nguy cơ làm sập đổ nhà hoặc gây thương tích lớn.

Ông cũng khuyến cáo khi có động đất lớn, người dân nên tuần tự đi theo cầu thang bộ thoát hiểm ra ngoài, không nên xô đẩy chạy ra khỏi các tòa nhà khi có biến, vì việc xô đẩy, giẫm đạp lên nhau vừa làm chậm trễ, vừa gây thương tích, thậm chí thiệt mạng.

"Với những động đất yếu như vừa xảy ra ở Phan Thiết, chỉ gây rung lắc nhẹ, người dân không cần phải đi ra khỏi nhà", ông Minh cho biết.

Và đây là một số lời khuyên của Trung tâm Quản lý tình huống khẩn cấp Mỹ, trong trường hợp có động đất:

Nếu bạn ở trong phòng

- Chui xuống gầm một chiếc bàn vững chắc, chờ cho đến khi mặt đất ngừng rung chuyển. Nếu ở gần bạn không có chiếc bàn nào, hãy dùng tay ôm lấy mặt, đầu và ngồi vào một góc nhà; Tránh xa cửa kính, gương, cửa ra vào và bất cứ vật gì có thể đổ. Nếu đang ở trên giường, hãy ở nguyên tại đó, bảo vệ đầu bằng một chiếc gối.

- Ở trong nhà cho đến khi mặt đất ngừng rung và khi bạn biết chắc rằng ra ngoài là an toàn;

- Không sử dụng thang máy (vì thang máy có thể mất điện, người bị kẹt trong đó, và thang cũng không thể chở nhiều người một lúc).

Nếu bạn ở ngoài trời

- Bạn tuyệt đối không nên chạy vào trong nhà, tránh xa các cột đèn đường hay dây điện và ở nguyên ngoài trời cho đến khi mặt đất ngừng rung. Mối nguy cơ lớn nhất xuất phát từ chính cửa ra vào các tòa nhà và các bức tường bên ngoài. Mặt đất rung chuyển rất hiếm khi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong. Phần lớn thương vong do động đất xuất phát từ tường đổ, kính vỡ, các vật rơi xuống đất.

Nếu đang trên xe ôtô

- Ngừng xe ngay lập tức ở vị trí cho phép và ở lại trong xe. Tránh đỗ xe ở dưới hoặc gần các tòa nhà, cây cối, các cây cầu bắc qua đường, đường dây điện. Di chuyển cẩn trọng sau khi mặt đất ngừng rung chuyển. Tránh các con đường, cầu, dốc bị động đất gây hư hại.

Nếu bị mắc kẹt dưới đống đổ nát

- Không bật diêm hay hộp quẹt; Không di chuyển hoặc làm tung bụi lên mù mịt; Che miệng bằng khăn tay hoặc một mảnh vải; Gõ vào một đường ống hoặc mảnh tường để nhân viên cứu hộ có thể xác định vị trí bạn bị mắc kẹt. Hô lớn chỉ là giải pháp cuối cùng.

Nếu đang ở trong siêu thị đông người

- Không nên đổ xô đến lối ra. Tránh xa những kệ hàng chứa các vật dễ rơi.

Nếu đang ở trong sân vận động hoặc rạp hát

- Ngồi lại trong ghế, dùng tay bảo vệ đầu. Đừng nên di chuyển cho đến khi hết chấn động. Nếu thấy mọi thứ đã ổn, rời khỏi đó một cách trật tự.

Năm 2004, chuyên gia cứu hộ Doug Copp (Đội trưởng đội cứu hộ thuộc Tổ chức American Rescue Team International) đã gây xôn xao dư luận vì đưa ra những khuyến cáo đi ngược lại lời khuyên an toàn của của Hội chữ thập đỏ quốc gia Mỹ. Cụ thể, Doug Copp cho rằng:

- Những người ẩn náu xuống gầm bàn khi có động đất rất dễ chết. Ông đưa ra lý thuyết "tam giác của sự sống", theo đó, người ở trong nhà nên nằm xuống bên cạnh các đồ vật như bàn, tràng kỷ, giường..., vì khi tường, trần nhà đổ xuống đè lên các vật này, nó sẽ tạo ra các khoảng trống ở ngay bên cạnh đó, tạo ra tam giác sống mà người ta có thể trú ẩn được.


 
Lý thuyết "tam giác của sự sống" của Doug Copp: Ông cho rằng người ta sẽ sống sót nếu nằm ở bên cạnh các vật như bàn, tràng kỷ khi có động đất, thay vì chui vào đó, bởi trần nhà sập xuống sẽ tạo ra khoảng trống hình tam giác ở ngay bên cạnh những đồ vật này.
 
"Lần tới khi bạn xem một toà nhà sụp đổ, trên tivi, hãy đếm 'các tam giác' được hình thành mà bạn thấy. Chúng có ở mọi nơi. Nó có hình dạng chung nhất, bạn sẽ thấy trong các toà nhà bị đổ sập", ông viết.

- Nếu không thể thoát ra ngoài, hãy nằm xuống và cuộn tròn trong tư thế bào thai ngay cạnh một chiếc tràng kỷ hay một ghế lớn. Bạn có thể sống sót trong một khoảng trống nhỏ hơn.

- Nếu bạn đang trên giường trong đêm và một trận động đất xảy ra, đơn giản là lăn khỏi giường, cuộn tròn và nằm cạnh đó. Một khoảng trống an toàn sẽ tồn tại gần giường.

- Tránh xa các ô cửa và rầm cửa.

- Không bao giờ được đi vào cầu thang. Các cầu thang dao động riêng rẽ với các phần chính của toà nhà. Cầu thang và phần còn lại của toà nhà tiếp tục va đập vào nhau cho đến khi cấu trúc cầu thang gãy. Những người đi vào cầu thang trước khi chúng gãy sẽ bị băm nhỏ bởi các mặt cầu thang. Thậm chí nếu toà nhà không sụp đổ, hãy tránh xa cầu thang.

- Đứng ở sâu trong tòa nhà, bạn càng khó chạy thoát. Hãy di chuyển ra phía ngoài.

Cấp cứu người bị điện giật


Khi thấy người bị tai nạn điện giật thì bất kỳ ai cũng phải tìm mọi cách cứu người bị nạn. Yêu cầu đặt ra là kịp thời, nhanh chóng, đúng phương pháp.

A/ Tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện

1/ Trường hợp cắt được mạch điện:
Phương pháp tốt nhất là tức khắc cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt gần nhất như: Cầu dao, áp tô mát, công tắc điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm... Nhưng khi cắt điện cần phải chú ý:

- Nếu mạch điện bị cắt sẽ mất ánh sáng thì phải chuẩn bị ngay nguồn ánh sáng khác để thay thế
- Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải có phương tiện hứng đỡ.

2/ Trường hợp không cắt được mạch điện:
- Nếu ở mạch điện hạ áp:

Người đi cấp cứu phải có biện pháp an toàn cá nhân tốt như : Đứng trên bàn, ghế gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra, hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra khỏi mạch điện. Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu có cán bằng gỗ để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào nạn nhân khi không đủ biện pháp an toàn.


 
-Nếu ở mạch điện cao áp:

Tốt nhất là người đi cứu phải được trang bị các dụng cụ cách điện như : ủng và găng tay cách điện, sào cách điện cao áp. Dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện và lưu ý đến các biện pháp an toàn hứng đỡ nạn nhân.

Trong các trường hợp không đủ khả năng xử lý đối với lưới điện cao áp thì tốt nhất phải điện thoại để đơn vị quản lý vận hành thiết bị hoặc báo điều độ cho cắt điện ngay.

B/ Phương pháp cấp cứu sau khi nạn nhân được tách khỏi lưới điện

Sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện thì phải tiến hành cấp cứu ngay trên cơ sở thể trạng nạn nhân như sau:

1/ Nạn nhân chưa mất tri giác:
Nạn nhân chỉ hôn mê bất tỉnh trong chốc lát, còn thở yếu … thì phải đưa nạn nhân đến chỗ thoáng khí, nới lỏng quần áo, thắt lưng và chăm sóc theo dõi, đồng thời khẩn cấp đi mời cán bộ y tế gần nhất đế cấp cứu. trường hợp không có y sĩ, bác sĩ thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất.

2/ Nạn nhân mất tri giác:
Nếu nạn nhân nhân mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì phải nhanh chóng đưa nạn nhân đế nơi thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, đồng thời moi trong miệng nạn nhân xem có đờm, máu, nôn … để lấy ra, sau đó xoa nóng người nạn nhân, đồng thời khẩn trương đi mời cán bộ y tế.

3/ Nạn nhân đã tắt thở :
Nếu nạn nhân tắt thở, tim ngừng đập, toàn thân bị co giật thì phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, thắt lưng, bành miệng ra để kiểm tra xem có đờm, máu, nôn … lấy ra, sau đó làm hô hấp nhân tạo hoặc hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi nào có bác sĩ, y sĩ đến và cho ý kiến quyết định mới thôi.

C/ Phương pháp hà hơi thổi ngạt ép tim lồng ngực

Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất, đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến. Để nạn nhân nẵm ngữa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, đặt đầu nạn nhân hơi ngữa ra phía sau.

Người cứu đứng (hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (chỗ tim) rồi dùng cả súc mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Tốc độ ấn khoảng 60 lần/phút.

Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ hai để hà hơi thổi ngạt. Người cứu ngồi bên cạnh đầu, dùng một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho mồn nạn nhân há ra (nếu lưỡi bị tụt vào thì kéo ra) hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát mồn vào mồn nạn nhân mà thổi cho lồng ngực phồng lên. Hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân từ 14 – 16 lần/1 phút.

Cách phối hợp : Cứ hà hơi thổi ngạt một lần thì làm động tác ép tim 4 nhịp. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến bác sĩ mới thôi.

Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau : Lần lượt thay đổi động tác, cứ 2 – 3 lần hà hơi thổi ngạt thì lại chuyển sang 4 – 6 lần ấn vào lồng ngực.



 
Chú ý : Người bị điện giật trong tình trạng hôn mê tim ngừng đập vẫn có thể cứu sống nếu được cấp cứu kịp thời.

Điện giật thường đi kèm với bị bỏng bởi vậy, khi có bất cứ thắc mắc nào về tai nạn bỏng, người dân, cơ sở y tế tuyến dưới có thể gọi cho đường dây nóng theo các số:

- 04.6881381/ 069.826327/ 0904125938 (Ths Nguyễn Như Lâm - Chủ nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu)

– 0903202482 (TS Nguyễn Viết Lượng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Viện bỏng quốc gia).

"Cẩm nang vàng" giúp bạn tồn tại khi động đất"


Chính quyền thành phố Tokyo - Nhật Bản mới đây đã cho ấn hành cuốn "Cẩm nang tồn tại khi động đất". Theo đó, để giúp bạn bình tĩnh xử lý tình huống khi thảm họa xảy ra, bạn cần phải nhớ 10 quy tắc vàng sau đây:



Nguyên tắc 1: Bảo vệ bản thân và gia đình mình!

Những sự rung lắc mạnh đầu tiên của trận động đất chỉ diễn ra trong một vài phút. Hãy nấp dưới những cái bàn vững chắc như bàn ăn, bàn làm việc… để chống đỡ và bảo vệ đầu mình khỏi những đồ vật rơi xuống.

Nguyên tắc 2: Ngắt các nguồn ga, lò sưởi dầu vv… ngay khi bạn cảm thấy động đất, nếu lửa bùng ra, cần dập tắt nhanh chóng!

Hành động nhanh của bạn khi dập lửa sẽ ngăn ngừa những thảm họa lớn. Hãy tạo thành thói quen tắt nguồn ga thậm chí cả trong những trận động đất nhỏ.

Nguyên tắc 3: Tránh việc vội vã đi ra khỏi nhà của mình!

Thật nguy hiểm để vội vã ra khỏi nhà. Kiểm tra cẩn thận tình hình xảy ra xung quanh mình và cố gắng hành động một cách bình tĩnh.

Nguyên tắc 4: Mở cửa để đảm bảo lối thoát!

Đặc biệt trong những căn hộ bê tông cốt sắt, cửa có thể bị biến dạng do động đất mạnh và không thể mở ra, bạn có thể bị nhốt ở trong phòng. Để tránh tình trạng trên, phải mở cửa ngay lập tức để đảm bảo đường thoát ra ngoài.

Nguyên tắc 5: Khi ở ngoài trời, bảo vệ đầu và tránh xa khỏi những vật gây nguy hiểm.

Nếu bạn gặp phải động đất khi đang ở ngoài trời, bạn nên bảo vệ mình khỏi những khối tường bê tông đổ xuống và các đồ vật rơi xuống như các bộ phận của cửa sổ, các biển tên cửa hàng, biển quảng cáo. Trú ẩn tại tòa nhà an toàn hoặc nơi có không gian ngoài trời rộng.

Nguyên tắc 6: Nếu bạn ở cửa hàng lớn, siêu thị, rạp hát hoặc các địa điểm tương tự, theo sự chỉ dẫn của nhân viên.

Ở những nơi đông người, một vài người có thể hoảng sợ. Tránh để bị hốt hoảng theo và cần bình tĩnh.

Nguyên tắc 7: Đỗ xe vào sát lề đường, việc lái xe có thể bị cấm tại một số khu vực.

Lái xe vì những việc cá nhân, ích kỷ làm cho sự hỗn loạn trở nên tồi tệ hơn. Lắng nghe đài để có hành động phù hợp.


Nguyên tắc 8: Cẩn thận đá rơi, lở đất và sóng thần.

Tại những nơi có nguy hiểm vì đá rơi, lở đất và sóng thần, tìm nơi trú ẩn ở vị trí an toàn ngay.

Nguyên tắc 9: Di chuyển đến nơi trú ẩn bằng cách đi bộ hơn là đi xe ôtô, và chỉ mang theo những vật cần thiết. Lái xe ôtô có thể gây ra tắc đường và gây trở ngại cho xe cứu hỏa và các hoạt động cứu viện cho người bị nạn. Vì vậy di chuyển đến nơi trú ẩn bằng cách đi bộ thay vì đi ôtô. Khi di chuyển, chỉ mang theo những vật bạn cần.


Nguyên tắc 10: Tránh việc hiểu nhầm vấn đề vì tin đồn sai, cố gắng thu thập và hành động theo những thông tin đúng.

Trong thảm họa con người thường có khuynh hướng hiểu nhầm vấn đề vì tin đồn sai và những thông tin không chính xác. Cố gắng có được thông tin chính xác được cung cấp bởi các phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền sở tại, trạm cứu hỏa và cảnh sát.

Trình tự ứng xử ngay khi bắt đầu động đất

0-2 phút: Tự bảo vệ mình

- Chui dưới bàn ăn hoặc bàn làm việc.

-  Tránh xa các đồ đạc trong nhà khác như là Tủ có ngăn kéo hoặc giá trưng bày hay tủ quần áo.

- Mở cửa ra vào.

2-5 phút: Xử lý đám cháy

- Bạn có 3 cơ hội để dập tắt đám cháy: Khi bạn cảm thấy có cơn động đất nhẹ; Khi Cơn động đất mạnh giảm bớt; Ngay sau khi đám cháy bắt đầu.

- Bình tĩnh: Trước khi ra khỏi nhà,  tắt đường cung cấp ga chính và ngắt cầu dao điện.


5-10 phút: Đảm bảo gia đình bạn được an toàn

- Đảm bảo gia đình bạn được an toàn.

- Đi giầy vào chân.

- Xác định những đồ vật phục vụ cho việc cứu nạn khẩn cấp.

- Ngay lập tức rời khỏi khu vực có thể bị tấn công bởi sóng thuỷ triều lên hoặc lở đất.

10 phút đến nửa ngày

- Kiểm tra xem hàng xóm hoặc những người xung quanh khu vực có nguy hiểm gì không và giúp đỡ lẫn nhau.

- Kiểm tra xem hàng xóm hoặc những người xung quanh khu vực có nguy hiểm gì không và giúp đỡ lẫn nhau.

- Đảm bảo sự an toàn cho người già và người tàn tật.

- Làm việc cùng mọi người để dập tắt các đám cháy.

- Phối hợp với mọi người để cứu nguy cho những người cần giải cứu.

- Thận trọng với các dư chấn.



Nửa ngày đầu tiên đến ngày thứ 3

- Tự săn sóc mình và làm việc với người khác để chăm sóc khu vực mình sinh sống.

- Thu thập thông tin và các thông báo về thảm họa. Đừng để lúng túng vì thiếu thông tin.

- Không vào các ngôi nhà đã sập.

- Sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác với người khác

- Quan sát luật lệ tại các khu ở tạm được dùng khi khẩn cấp.

- Giúp đỡ chăm sóc người già và người tàn tật.

Từ ngày thứ 3 trở đi

- Giúp xây dựng lại cộng đồng.

- Cư dân, công ty và Chính phủ làm việc cùng nhau để xây dựng lại cộng đồng.


* Khi động đất xảy ra:

Khi bạn ở trong các tòa nhà:

Tại nhà:


- Nấp dưới bàn làm việc hoặc bàn ăn. Nếu không được thì bảo vệ đầu với cái gối hoặc cái đệm.

- Mở cửa ra vào chính để đảm bảo lối thoát trước khi nó bị cong hoặc bị kẹt không mở được.

- Ngay lập tức tắt bếp lò, lò sưởi và các thiết bị tương tự. Trước khi ra khỏi nhà, tắt đường cung cấp ga chính và cầu giao điện.

- Nếu bạn đang ở tầng 2, đừng cố gắng đi xuống tầng. Tầng 2 thực chất là an toàn hơn.

- Đi giầy thể thao hoặc giầy chạy để tránh bị thương bởi mảnh kính vụn và gạch vụn.

- Chăm sóc trẻ em, người bị ốm hoặc người già.

- Rời khỏi nhà theo trật tự trước sau. Không chen lấn xô đẩy. Cẩn thận các vật rơi xuống như mái ngói và mảnh kính.


Tại văn phòng:
- Bảo vệ đầu với cái đệm và ẩn nấp dưới cái bàn gần nhất.

- Cẩn thận với giá sách và các đồ vật có thể di chuyển hoặc rơi xuống. Nơi an toàn nhất là những hành lang gọn gàng hoặc khu vực tiền sảnh.

- Chú ý cả hai phía, những vật dưới chân và những vật rơi từ trên xuống khi thoát ra khỏi văn phòng.

Tại siêu thị hoặc các kho hàng:


- Che đầu với cái túi và tránh các vật rơi xuống ở khu vực lối đi giữa các kệ hàng.

- Nấp phía dưới bàn làm việc vững chắc hoặc gần các cột trụ khu nhà hoặc bức tường.

- Không chạy vội ra ngoài, theo sự hướng dẫn của nhân viên siêu thị. Không sử dụng thang máy, rời đi theo thang bộ.

- Nếu thang máy ngừng chạy, sử dụng điện thoại khẩn cấp của thang máy để gọi cứu trợ.

Tại các trung tâm thương mại dưới lòng đất:
- Ẩn nấp gần bức tường hoặc các cột trụ lớn và chờ hướng dẫn.

- Không hoảng sợ. Nếu mất điện thì đèn sử dụng khi khẩn cấp sẽ sáng lên ngay.

- Không vội chạy đến cửa thoát hiểm. Làm theo chỉ dẫn. Nói chung ở dưới lòng đất sẽ an toàn hơn trên mặt đất.

- Trong tình huống hoả hoạn, che mũi và miệng với khăn tay hoặc khăn lau, cúi thấp người khi di chuyển hoặc bò, trườn đi. Di chuyển dọc theo các bức tường đến chỗ thoát hiểm gần nhất (đi theo hướng di chuyển của khói)

Khi ở ngoài trời:
Tại các khu vực dân cư:

- Tránh các bức tường gạch, đá và cột điện cao thế.

- Tránh bị thương từ mảnh kính vỡ và các vật rơi từ mái nhà bằng cách đứng tránh xa các toà nhà. Thoát ra chỗ rộng rãi ngoài trời gần nhất.

Trong các khu vực mua sắm hoặc văn phòng:
- Bảo vệ đầu với túi xách hoặc cặp đựng tài liệu để tránh mảnh kính, biển hiệu, gạch ngói hoặc các vật nguy hiểm khác rơi xuống.

- Trú ẩn tại toà nhà an toàn hoặc khu vực ngoài trời gần nhất.

- Không đứng cạnh các công trình kiến trúc bằng gỗ với mặt tiền rộng, các máy bán hàng tự động hoặc các bức tường gạch, thậm chí nó trông có vẻ không có vật rơi xuống nguy hiểm.

- Tránh xa các dây điện bị rơi.

Gần biển hoặc vách đá nhô ra biển:


- Ngay lập tức di chuyển đến khu vực an toàn cách xa sườn dốc, sườn núi, đường dốc để tránh lở đất đá.

- Ngay lập tức di chuyển đến vị trí đất cao và nghe cảnh báo sóng thần. Không đi cạnh bờ biển cho đến khi cảnh báo đã được dỡ bỏ.

Trong khi đi xe ôtô, tầu hoả, tầu điện ngầm:

Trong đoàn tầu:
- Đoàn tầu có thể dừng đột ngột. Bám chắc vào các dây đai hoặc các tay vịn, lan can.

- Khi đoàn tầu dừng lại, không cố gắng để thoát ra qua cửa sổ, hoặc điều khiển tay nắm cửa thoát hiểm khẩn cấp.

- Làm theo sự chỉ dẫn trong sự bình tĩnh và có thứ tự.

- Nói chung, dưới lòng đất thì an toàn hơn trên mặt đất.

Khi lái xe:



- Nếu bạn cảm thấy có động đất, lái chậm lại từ từ vào lề đường và tắt máy.

- Không rời xe cho đến khi động đất ngớt dần. Nghe đài để biết thêm tin tức.

- Làm theo chỉ dẫn của công an giao thông.

- Khi rời khỏi xe, đóng cửa sổ, để lại chìa khoá và cửa xe không khóa.

- Không dùng xe để di chuyển đến chỗ an toàn.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Tai Biến Mạch Máu Não - Sơ Cấp Cứu


Bạn chỉ tốn vài phút để đọc mấy điều đơn giản dưới đây, mà có thể cứu được mạng người.

Một chuyên viên điều trị nói rằng: nếu ông ta có thể đến với nạn nhân Tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn đảo ngược ảnh hưởng cuả tai biến…

NHẬN DIỆN - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch và đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vi kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều.

Mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã đuợc đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đờí vì Tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng Tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.

XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO


Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:



C. Yêu cầu người đó Cười
N. Yêu cầu người đó Nói
G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên


Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe Cấp cứu ngay tức khắc.

Ghi chú: Còn một dấu hiệu khác về Tai biến mạch máu não là Lưỡi của nạn nhân bị Cong, hoặc bị Ngả về một bên. Đó cũng là triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Nếu mỗi người nhận được Email này, và gởi đi cho 10 người, thì ít nhất có một mạng người được cứu sống.

Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người.

Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.

Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.

Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người
.

Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”

Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đứng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.

Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.

1- Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.


Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.

Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói ‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não’.

Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.

Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”

Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.

Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.
Hy vọng với chút ít thông tin bổ ích trên các bạn sẽ chia sẽ cho càng nhiều người càng tốt. Biết đâu bạn có thể cứu được 1 mạng người thông qua việc chia sẽ thông tin này.
www.hanhtrangdulich.com - www.dulichsongho.blogspot.com - www.twintigers.vn
Trải nghiệm, thử thách bản thân --> Kỉ niệm, Kinh Nghiệm quý báu 
 
(Nguồn Forum TwinTigers )

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Làm thế nào để bạn thoát khỏi ôtô đang chìm?



Bất kỳ tai nạn xe hơi nào cũng đều đáng sợ. Nhưng bị tai nạn trong hoàn cảnh chiếc xe của bạn bị rơi xuống nước trong khi bạn đang mắc kẹt trong xe thì còn khủng khiếp hơn nữa. Những tai nạn như vậy thì luôn đặc biệt nguy hiểm vì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị chết đuối. Nhưng sự thật là hầu hết những cái chết đều là kết quả của sự sợ hãi và hoảng loạn khi không có kế hoạch và kỹ năng để thoát hiểm, khi bạn không ý thức được điều gì sẽ xảy ra khi ô tô bị rơi xuống nước.

Trong giới hạn bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tư thế an toàn khi xe của bạn bị rơi xuống nước và ngay cả khi bạn bị kẹt khi xe đang chìm thì việc thoát ra ngoài là điều hoàn toàn có thể.
Bước1: Tư thế an toàn khi xe rơi xuống nước
Nếu bạn ý thức được rằng chiếc xe bạn đi đang bị cuốn khỏi đường bộ và rơi xuống nước, hãy ngay lập tức thực hành tư thế an toàn để chuẩn bị cho việc va chạm có thể xảy ra khi xe tiếp xúc với nước. Hãy bắt chép hai tay bạn trước ngực. Lòng bàn tay phải ôm chặt vai bên trái và ngược lại. Bạn nên biết rằng sự va chạm của ô tô lúc rơi xuống nước có thể lớn nhưng có thể không gây chết người, nhưng nếu bạn không áp dụng tư thế này thì tay của bạn sẽ dễ bị chấn thương trong quá trình xe bị rơi tự do và tiếp xúc với nước và điều này sẽ gây khó khăn cho bạn rất nhiều khi bạn thoát hiểm bằng cửa sổ hay cửa của xe.
Bước 2: Mở cửa sổ của xe ngay khi bạn có thể
Ngay sau khi xe tiếp xúc với nước, bạn chỉ có vài giây không đáng kể để rồi chìm xuống nước. Trong vài giây quý giá đó, hãy ưu tiên cho việc mở cửa sổ hoặc cửa xe ngay khi bạn có thể khi mà chúng vẫn ở trên mặt nước. Khi xe bắt đầu chìm trong nước, bạn sẽ không thể mở bất kỳ cửa nào của xe cho đến khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng (tức là bên trong xe hoàn toàn ngập nước). Nếu tất cả cửa sổ vẫn bị đóng thì quá trình cân bằng áp suất trong và ngoài xe sẽ kéo dài lâu hơn và hậu quả là bạn sẽ chết vì thiếu ôxy khi bên trong xe ngập nước. Hãy cố gắng bình tĩnh và mở cửa sổ bằng bất kỳ cách nào có thể. Nếu bạn không thể mở được cửa sổ bằng tay, hoặc xe của bạn trang bị hệ thống cửa sổ đóng mở bằng điện và hệ thống này không hoạt động trong nước, hãy cố gắng dập vỡ cửa kính xe bằng chân, vai hay những vật nặng bạn có thể có trong tay vào thời điểm đó. Điều này nghe có vẻ vô lý vì làm như vậy tức là nước sẽ vào trong xe nhanh hơn. Nhưng thực tế là cửa sổ hoặc cửa xe càng được mở sớm bao nhiêu thì cơ hội bạn thoát ra được càng lớn bấy nhiêu khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng.
- Có rất nhiều vật dụng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để đập vỡ kính ô tô. Búa khẩn cấp là một trong những vật dụng như vậy. Búa có đầu nhọn thậm chí có thêm lò xo để gia tăng lực khi sử dụng. Búa nhỏ, nhẹ và tiện sử dụng khi cần. Thông thường, búa khẩn cấp được trang bị kèm theo xe và được gắn trên thành xe, bên trong khoang hành khách. Nếu không có búa khẩn cấp, hãy sử dụng bất kỳ vật dụng nào bạn có trong tay như: kìm, tuốc-nơ-vít, giày cao gót, cục chêm bánh xe,… thậm chí cả chìa khóa.
- Kính cửa sổ bên thân xe và kính phía sau là những vị trí phù hợp nhất để thoát hiểm. Kính phía trước thường được làm bằng ‘kính an toàn’ và các lớp kính được gắn chặt với nhau để bảo vệ tài xế và người ngồi phía trước khi có va chạm. Vì vậy nếu bạn đập vỡ kính trước thì bạn cũng khó có thể lấy chúng ra. Ở một vài chiếc xe đắt tiền, kính an toàn cũng được trang bị cho các cửa sổ ở thân xe.
Bước 3: Hãy cố gắng bình tĩnh và mở khóa cửa xe
Sẽ rất khó để bạn giữ bình tĩnh và không hoảng loạn trong hoàn cảnh này. Điều đó là bình thường vì khi phải đối mặt với cái chết, lượng Adrenaline trong máu sẽ tăng cao và bạn sẽ có cảm giác hồi hộp, sợ hãi và hoảng loạn. Nhưng hãy đừng sợ. Bản phải luôn ý thức rằng bạn cần phải thoát ra khỏi tình trạng này và bạn sẽ làm được điều đó. Khi bạn vẫn đang ở trong xe, bạn hãy hít thở sâu và chú ý vào những hành động bạn đang và sẽ làm. Hãy mở cửa xe bằng điện (nếu vẫn hoạt động) hoặc mở bạn và sau đó hãy hít sâu để chuẩn bị cho việc bạn sẽ nín thở khi nước ngập hoàn toàn trong xe.
Bước 4: Hãy giữ dây an toàn (seatbelt) được cài chặt
Theo bản năng thì bạn sẽ tháo dây an toàn. Nhưng đây là một hành động sai. Khi xe chìm vào nước, bạn sẽ rất dễ bị mất phương hướng và nếu bạn tháo dây an toàn thì rất có thể bạn sẽ bị đẩy xa ra khỏi vị trí cửa sổ hoặc cửa xe là những nơi bạn sẽ thoát ra ngoài. Bạn nên biết, khoảng vài tấn nước sẽ đổ vào xe của bạn, và bạn không thể thoát ra khi nước đang vào xe, thậm chí bạn còn bị đẩy ra xa khỏi vị trí hiện tại khi nước tràn vào xe. Vì vậy, hãy thắt chặt dây an toàn ở vị trí hiện tại của bạn.
Nếu công việc tiếp theo là đẩy cửa xe để thoát hiểm thì việc vẫn cài dây an toàn còn cho bạn thêm điểm tựa để tăng lực đẩy khi bạn đang ở trong nước.
Vẫn cài dây an toàn còn giúp bạn định vị được vị trí, đặc biệt khi xe bị lộn ngược khi rơi tự do xuống nước hoặc khi đang ở trong nước và nước đang tràn vào xe.
Bước 5: Nếu bạn có thể quan sát, hãy đặt tay gần cửa nhất vào tay nắm của cửa
Khi bạn đang ở trong nước và bạn không thể nhìn được gì. Hãy bình tĩnh và tự định vị xung quanh bằng cách sử dụng tay phía ngoài (tay gần cửa nhất) bắt đầu di chuyển từ hông của bạn dọc lên phía trên cho đến khi bạn sờ vào được tay nắm cửa. Đừng cố gắng mở cửa vào lúc này vì khi nước đang tràn vào xe, nước sẽ tạo áp lực lên cửa và lực này rất lớn. Bạn sẽ không đủ sức mở cửa vào lúc này và việc này thậm chí còn làm bạn mất sức và tạo ra cảm giác hoảng sợ. Bạn hãy kiểm tra để chắc chắn rằng cửa này không bị khóa.
Bước 6: Thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe
Nếu xe vẫn đang nổi trong nước, hãy cố gắng làm điều này trước khi nước tràn vào trong xe, Nếu bạn bị chìm quá nhanh, tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải đợi cho đến khi nước ngập vào toàn bộ xe. Khi điều này xảy ra, lúc đó bạn có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe bằng tay gần cửa nhất. Sau đó hãy tháo dây an toàn. Khi bạn rời xe, đừng đạp chân xuống phía dưới vì có thể bạn sẽ làm người khác bị thương.
Phía đầu xe nơi để động cơ có thể sẽ chìm nhanh hơn vì nặng, vì thế đuôi xe sẽ ở trên mặt nước lâu hơn. Bạn có thể mở cửa hoặc đập kính từ phía này.
Nếu trong xe có trẻ em, hãy khuyên bé bình tĩnh và hít thở sâu cho đến khi mức nước ngang ngực bé. Sau đó nói bé hít thật sâu và nín thở bằng cách bóp vào cánh mũi. Ngay sau khi nước đã ngập toàn bộ xe, bạn hãy tháo dây an toàn và giúp bé tháo dây an toàn. Bạn hãy giúp bé thoát ra trước và sau đó đến bạn.
Bước 7: Bơi lên phía bề mặt càng nhanh càng tốt
Hãy rời chiếc xe và bơi về phía bề mặt càng nhanh càng tốt. Nếu bạn không biết bơi hướng nào hãy tìm hướng có ánh sáng và bơi về phía đó. Bạn cũng có thể bơi theo hướng những bọt nước. Bọt nước nổi lên phía trên và cũng có thể giúp bạn nổi lên phía trên bề mặt. Tuy nhiên hãy cẩn trọng xung quanh của bạn vì bạn có thể gặp phải những vật cứng như đá, trụ cầu hoặc thuyền, ca nô đi ngang qua với tốc độ cao. Ngay sau khi nổi lên trên mặt nước, hãy ra dấu hiệu yêu cầu giúp đỡ càng sớm càng tốt.
Bước 8: Hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt
Lượng Adrenaline tồn tại trong máu sẽ khiến bạn mất đi cảm giác đau, nó sẽ khiến bạn không cảm nhận được những tổn thương bạn đang gặp phải trong quá trình thoát hiểm. Vì vậy, hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế ngay khi bạn có thể.
Rất có thể bạn sẽ chỉ có duy nhất một cơ hội để học những điều này. Đừng bỏ phí vì điều đó có thể cứu tính mạng của bạn.

 (Nguồn twintigers forum)

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Tour Huấn luyện kỹ năng chèo thuyền - cấp cứu thủy nạn


Theo như tình hình hiện tại được dự kiến vào ngày 2/12/2012 Twin Tigers sẽ Tổ chức 1 Tour vô cùng đặc biệt và thiết thực cho mọi người nhất là giới trẻ: "Tour Huấn Luyện Kỹ Năng Chèo Thuyền - Cấp Cứu Thủy Nạn"

Chương trình Tour như sau :



Thời gian : Đi về trong ngày - Phương tiện : Đi về bằng xe máy.
Giá : 700.000đ
 
Bạn muốn đi chơi thư giãn cuối tuần, đồng thời học thêm kỹ năng và tham gia những tò chơi hào hứng , hấp dẫn ?
Bạn chuẩn bị về miền tây chơi, Bạn muốn mọi người, bạn bè nể phục khi thấy bạn chèo thuyền một cách thuần thục ?
Bạn muốn học thêm những kỹ năng để phòng khi bất trắc ?
 
Tham gia chương trình các bạn sẽ biết :
-         Những loại thuyền, cách thức chèo thuyền, những quy định và nguyên tắc khi dùng thuyền
-         Những tai nạn và cách phòng chống tai nạn trong đường thủy
-         Nhưng trường hợp cấp cứu thủy nạn.
-         Tham gia những trò chơi và lãnh những phần quà có giá trị.
 
  1. GIỚI THIỆU :
 
Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng được thành lập tự phát vào năm 1992 do ông Nguyễn Văn Sửu, là một nhà giáo về hưu đến ấp 3 xã Phước Khánh chuyển nhượng phần đất với mục đích ban đầu là xây dựng thành một khu vườn, đào ao nuôi cá, chăn nuôi gia cầm hưởng an nhàn trong lúc tuổi già và một phần tăng thu nhập cho gia đình. Khi đã có thành quả lao động ông thường rủ bạn bè về tham quan nghì mát ở những ngày cuối tuần, với bầu không khí trong lành, gió mát, nước trong xanh, bạn bè ông đã tìm được sự thư giãn thật sự tại khu Bò Cạp Vàng sau những ngày làm việc mệt nhọc ở môi trường đô thị. Việc làm của ông đã được nhiều người biết đến và họ đã về đây chuyển nhượng đất lập vườn đào ao nuôi cá xây dựng những căn nhà lá dưới tàng cây bóng mát, từ đó dần dần thành điểm du lịch sing thái Bò Cạp Vàng ngày nay. KDL Bò Cạp Vàng thích hợp với các hoạt động vui chơi tập thể, dã ngoại, huấn luyện,…
 
  1. CHƯƠNG TRÌNH TOUR :
            Trước khi chương trình Tour bắt đầu đội ngũ hướng dẫn viên và thành viên sẽ offline 1 buổi để thông báo nội quy, chương trình và phân công nhiệm vụ cho các trưởng nhóm,..
Sáng:
7h :      Tất cả thành viên tham gia Tour tập trung tại địa điểm ……… để điểm danh, chia đội phân công nhiệm vụ cho từng thành viên ( nhớ trước khi đi các bạn dùng điểm tâm trước nhé ) .
            Phát khăn và nước uống, nón cho các thành viên
7h30:   Cả đoàn xuất phát đến Bò Cạp Vàng trên đường đi cả đoàn phải tuân thủ quy định và nghe hướng dẫn viên dắt đoàn.
            9h – 11h :        Đến Bò Cạp Vàng :
-         Huấn luyện kỹ năng chèo thuyền,
-         Thi kiểm tra và chơi trò chơi thi đua có thưởng
Trưa:
12h:     Nghĩ trưa và dùng bữa trưa tại Bò Cạp Vàng : cả đoàn giao lưu, kết bạn, trao đổi thông tin giữa các đội viên,…
Chiều :
 
13h30 - 16h :   Cả đoàn tập trung tham gia học Kỹ Năng Sơ Cấp Cứu Thủy Nạn và chơi trò chơi có thưởng
16h – 17h : Tổng kết phát chứng chỉ, quà thưởng và dùng bữa chiều.
17h : chia tay ra về và hẹn gặp lại

Lưu Ý : Các bạn muốn tham gia vui lòng đọc kỹ nội dung này :

Hình thức tham gia :


  1. Điền Form thông tin đăng ký gửi cho BTC
  2. Chuyển khoản theo tài khoản được cung cấp, sẽ được call lại xác nhận thông tin và thông báo thời gian offline
  3. Đăng ký Trực tiếp tại Công Ty theo địa chỉ : 159/27 Đặng Chất, Phường 3, Quận 8, Tp HCM



Form Thông Tin Đăng Ký các bạn có thể Replies tại đây để tiện việc cập nhật cũng như thông báo 9 xác :

1. tên đầy đủ năm sinh
2. nơi sinh sống
3. nghề nghiệp
4. số điện thoại

Thông tin chi tiết Tour khá chi tiết các bạn còn thắc mắc chỗ nào vui lòng comment tại đây nhé ; giá chính thức của Tour là 700.000đ . Các bạn chuyển khoản vui lòng đặt gạch trước 50% nhé.

link tham khảo có hình ảnh : Tour huấn luyện kỹ năng chèo thuyền

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Chỉ Có Thể Là Sát Thủ




Thần Đèn

Mọi chuyện rắc rối xảy ra khi thần đèn là một cô gái nóng bỏng!


Vẻ đẹp thì có hạn... thủ đoạn thì vô biên

Vũ Khí Lợi Hại Của Phụ Nữ


Bí Mật Của Vũ Công Múa Cột




Công Chúa Tóc Mây

Nàng không giống như trong truyện cổ tích…

Phụ Nữ Thật lợi Hại




Dục Tốc Bất Đạt


ST

Tưởng bở hả bưởi

Mưu hèn kế bẩn











Lần đầu hẹn hò










ST

Truyện tranh hài Giấu làm sao được