tháng 7 2012 | Chuyên Cung Cấp Đồ Du lịch, dã ngoại, cắm trại,...Công ty Du Lịch TwinTigers Chuyên Cung Cấp Đồ Du lịch, dã ngoại, cắm trại,...Công ty Du Lịch TwinTigers: tháng 7 2012

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

‘Bí kíp’ bền sức cho hành trình du lịch bụi

‘Bí kíp’ bền sức cho hành trình du lịch bụi

Du lịch bụi đang được các bạn trẻ ngày càng say mê. Tuy nhiên, những tuyến đường quá dài đôi khi có thể làm bạn kiệt sức. Một vài 'tip' nhỏ sau đây có thể giúp bạn bền sức để tiếp tục thưởng thức sự tuyệt vời của những con đường mới.

Sắp xếp hành lí khoa học

Chuẩn mực để chọn mang theo một món đồ nào đó là : Sự cần thiết và tính năng. Bạn không thể nào sắp xếp tất cả vào túi với một lí do là: "mang theo PHÒNG KHI có chuyện", vì như thế bạn sẽ mang theo cả căn nhà của mình đấy. Hãy chọn kĩ, mỗi thứ mang theo phải có một tính năng nào đó hữu ích cho ngày di chuyển của bạn.



 dl-bui1 



Hãy sử dụng một checklist để nhìn tổng quan hành lí và loại ra những đồ dùng mà bạn gần như không sử dụng trong phần lớn chuyến đi. Đừng tham lam. 1kg bạn vác trên vai sẽ nặng thêm gấp 10 lần khi bạn phải đi bộ. Bạn cũng nên chọn loại balô đeo vai thay vì vali kéo hay vali xách tay. Loại balô này sẽ tiện hơn cho bạn khi đi bộ dài và tay được thoải mái chụp ảnh.

Hãy chú ý, cân nặng của hành lí không nên quá 25-30% khối lượng cơ thể của bạn

Nước uống



dl-bui2 


Với nước uống, hãy suy nghĩ về con đường của ngày đi và nơi bạn có khả năng tìm thấy nước vì khối lượng của nước rất nặng. Nếu nơi có nước gần, quán cafe hay quán ăn có sẵn nước và dễ dàng xin nước, bạn chỉ cần mang vừa đủ cho hành trình đến nơi đó.

Đặc biệt, khi bạn đến những nơi quá nhiều khác biệt về thời tiết, thức ăn... phải luôn chú ý uống nước đều đặn và luôn giữ cơ thể đủ nước. Sốc thời tiết và thực phẩm có thể làm bạn bị mệt mỏi, ốm, ảnh hưởng tới chuyến đi. Uống nước nhiều giúp cơ thể bạn điều hoà nhanh hơn với những khác biệt.

Bản đồ



dl-bui3 


Hầu hết các địa điểm du lịch và các quốc gia phát triển đều cung cấp bản đồ du lịch miễn phí tại sân bay, nhà nghỉ, nơi đặt tour. Tuy nhiên, hãy cẩn thận và chuẩn bị sẵn trong hành lí một tấm bản đồ của riêng bạn. 
Bạn đâu thể nào biết chuyện gì sẽ xảy ra. Và bản đồ sẽ giúp bạn bớt cô đơn và lạc lối hơn ở chốn xa lạ.

Đừng cô đơn

Đặc biệt khi 'đi bụi' một mình, bạn đừng tách rời mình khỏi nơi đến, đừng lủi thủi một mình đi tham quan. Hãy cười với chủ tiệm ăn, cười với nhân viên tiếp tân khách sạn, hãy trò chuyện với người hướng dẫn tại bảo tàng, nơi du lịch. Những người đó sẽ sẵn lòng kể bạn nghe về quê hương của họ. Đặc biệt, nếu bạn may mắn, đó có thể trở thành những hướng dẫn viên cho riêng bạn. Họ cũng là người bạn có thể sẽ phải ngỏ lời nhờ vả khi gặp khó khăn nơi xứ người.

Nhớ chụp ảnh


dl-bui4 


Dân đi du lịch luôn chụp ảnh. Nhưng nhớ là hãy chụp những tấm ảnh có gương mặt của bạn với cảnh quan nơi đó. Các bức hình sẽ trở thành động lực và cảm hứng để bạn nhớ nhung và tiếp tục các chuyến đi tiếp theo. Chụp quá nhiều ảnh không có gương mặt mình đôi khi làm kí ức của bạn khó nhớ lại quãng đường đi bụi tuyệt vời đã qua

(Nguồn sưu tầm Đông Nam Á).



Tin mới hơn:

Kinh nghiệm shopping trước giờ bay

Kinh nghiệm shopping trước giờ bay
Theo bạn ở đâu là thiên đường shopping (mua sắm)? Paris, New York, Rome, Hong Kong, Singapore hay Bangkok? Tôi bảo: “Hãy thêm vào danh sách đó chữ “sân bay” nhé!” Vì sao ư? Vì tôi có những lý do như thế này...

Shopping ở sân bay không phải trả thuế

Ai hay đi du lịch nước ngoài đều biết rất rõ tại các sân bay quốc tế có rất nhiều những cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop – DFS). Dĩ nhiên, các mặt hàng với giá niêm yết tại đây đều là giá không bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng – VAT). Do đó, tuỳ theo từng quốc gia với thuế VAT khác nhau mà các món hàng có giá khác nhau, nhưng đều chung một điểm là rẻ hơn khi shopping ở trong nước.

Trong hành trang kinh nghiệm du lịch qua gần 30 quốc gia và rất nhiều sân bay, tôi luôn để ý và làm các phép so sánh giá cả những món hàng, và nhận thấy nếu mua đồ ở sân bay sẽ tiết kiệm được khá nhiều. 

Chẳng hạn, mỹ phẩm nếu shop ở Đức (nơi tôi đang sống), cây son Dior có giá 28 euro thì ở DFS, tôi chỉ phải trả có 23 euro mà thôi. Tương tự, các loại nước hoa hay mỹ phẩm, kem dưỡng khác ở sân bay đều có giá rẻ hơn gần 20%.



muasam1 



Tuy nhiên, cũng cần nhắc thêm, với giá cả mua sắm cạnh tranh như thế, không phải bạn muốn mua bao nhiêu cũng được. Mua sắm ở DFS cũng có những điều kiện và quy định rất chặt chẽ do hải quan đưa ra. 

Trước tiên, khi thanh toán, bạn phải trình “boarding pass” (thẻ lên máy bay) cho biết điểm đến theo lịch trình bay của mình, và người bán sẽ cho bạn biết quy định bạn được mua bao nhiêu thứ cho mỗi sản phẩm. Còn nếu người bán không cung cấp thông tin này thì bạn phải tự tham khảo quy định trước để tránh phải rắc rối vì làm sai luật, có thể bị phạt rất nặng.

Chẳng hạn, khi nhập cảnh vào EU (các nước thuộc châu Âu), người trên 17 tuổi có thể mang theo tối đa 200 điếu thuốc, 1 lít chất cồn, 4 lít rượu, 16 lít bia. Ngoài ra, những sản phẩm khác bao gồm nước hoa thì tổng giá trị sản phẩm không được quá trị giá 430 euro/người, và hàng hoá chỉ dành cho mục đích sử dụng cá nhân.

Những món hàng này sẽ được gói trong loại túi plastic có keo dán đặc biệt, và bạn không được mở nó ra trước điểm dừng cuối cùng của hành trình (nếu mở thì túi sẽ bị rách, không dán lại được).

Hàng miễn thuế, cũng có rẻ và mắc!

Các món hàng miễn thuế ở sân bay không phải lúc nào giá cả cũng giống nhau. Trong nhiều năm qua, tôi hay bay hãng Qatar từ Đức về Việt Nam, với điểm dừng là sân bay Doha. Và trong lúc chờ chuyến bay kế tiếp, tôi dành hết thời giờ để bơi trong bể DFS ở đây. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ Doha DFS là rẻ nhất. Nhưng tôi đã nhầm khi phát hiện cùng với một món đồ như thế, thường là mỹ phẩm, nước hoa, ở sân bay Munich luôn có giá rẻ hơn từ 5 – 10 euro.

Nhưng shopping ở sân bay Munich cũng không phải là rẻ nhất. Nói về rẻ thì tôi có thể kể ra là DFS ở sân bay Rome nước Ý, đảo Gran Canaria thuộc nước Tây Ban Nha, sân bay Bangkok, và nằm trong danh sách này còn có cả sân bay Tân Sơn Nhất của Việt Nam (với hàng mỹ phẩm, nước hoa và thuốc lá).

Sự khác biệt này trước tiên là do thuế VAT như đã kể trên, ngoài ra còn có những lý do gì khác nữa thì tôi không rõ, chỉ biết rằng, giá cả các món hàng ở sân bay khác nhau luôn có sự chênh lệch.

Shopping ở sân bay cũng có khuyến mãi!

Thật vậy đấy! DFS ở sân bay suy cho cùng thì cũng là một kiểu làm thương mại. Mà buôn bán, từ bình dân đến cao cấp, cũng đều cần có những chiêu thức để thu hút khách hàng.

Một lần trong lúc chờ lên máy bay ở Geneva (Thuỵ Sĩ), tôi không thể nào cưỡng lại việc rút bóp trả tiền cho chai nước hoa Gucci dù không có nhu cầu mấy. Đơn giản vì tôi đọc được cái bảng “Giá cả cạnh tranh, nếu có nơi nào rẻ hơn chúng tôi hoàn lại tiền”. Mà quả thật đúng như thế! Chai Gucci II 50ml đó tôi chỉ trả gần 60 USD, trong khi giá DFS sân bay khác luôn gần 90 USD.

Ngoài việc thỉnh thoảng có những món hàng giá cực sốc như thế, thường thì ở các cửa hàng miễn thuế đều có những sản phẩm “on sale” hoặc “special buy” như nước hoa, mỹ phẩm, túi xách giảm giá (có khi lên đến 50%), mua 1 “pack” 2 chai với giá một chai rưỡi, mua 2 chai rượu tặng thêm 1 chai...

Đặc biệt, mua đồ ở sân bay còn có thêm một cái lợi nữa là giá rẻ mà dung tích lớn. Như rượu, các chất cồn đều đóng trong chai 1 lít mà giá rẻ hơn chai ngoài cửa hàng nhưng chỉ có 0,7 lít mà thôi. Đó chính là lý do vì sao nhiều người rất thích mua sắm ở sân bay.

Shopping trước giờ bay

Mua sắm trước giờ bay dường như là một cái thú của rất nhiều người với nhiều lý do như:

Thời gian là tất cả. Lý do này thường do đàn ông nêu ra. Nhất là những doanh nhân, những người không có thời gian nhiều sau khi bay đến một nơi để đi công tác, đi họp... Thế là sân bay trở thành địa chỉ shopping yêu thích của họ để làm vui lòng vợ với món quà là chai nước hoa, cây son hay, những gói kẹo chocolate cho con cái. Còn đồng nghiệp, đối tác làm ăn thì đã có thuốc lá, rượu. Quan trọng hơn hết, lại còn được đảm bảo không phải hàng giả. Thậm chí, có người không có thời gian mua sắm ở DFS tại sân bay thì sẽ được “phục vụ” ngay trong lúc bay với DFS trên máy bay.



muasam3 


Quà lưu niệm ở sân bay cũng có đủ loại phong phú. Tôi đã từng chứng kiến hai cô gái trẻ người Thái Lan ở sân bay Tân Sơn Nhất sung sướng ôm trên tay mỗi người một con gấu bông đội nón lá, trên áo có dòng chữ “I love Vietnam” và ngồi chụp hình với nó mãi. Rốt cuộc, tôi cũng... bắt chước mua một con làm quà cho con gái của người bạn, giá chỉ có 6 USD cũng rất là hợp lý.

Tiêu cho đến đồng cuối cùng. Đó là khi bạn ra sân bay mà túi vẫn còn lại một số tiền của quốc gia bạn đến, bạn thấy chẳng cần phải đổi lại vì nó cũng chẳng đáng bao nhiêu, cho nên thôi kiếm món gì đó mua cho hết.

Những món đồ đặc biệt. Tôi để ý, ở các sân bay rất hay bán hàng sản xuất với số lượng có hạn (limited edition), hơi khó mua, thậm chí ở ngoài shop không bán. Cho nên ai có thói quen sưu tầm các loại hàng này thì có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở sân bay. Một chị bạn của tôi thích sưu tầm nước hoa, nhưng là loại chai mini 7ml, nằm trong từng set bốn chai. Hiện giờ, chị có hơn một trăm chai khác nhau be bé xinh xinh nằm trong tủ kiếng, nhưng mà không bao giờ dùng tới, chỉ để ngắm thôi!

Riêng tôi hay mua các “Voyage Collection” rất tiện lợi dành cho người hay di chuyển như bộ trang điểm (make-up palette) “all in one” bao gồm những thứ tôi cần cho một chuyến du lịch mà không phải đem theo từng thứ lắt nhắt, hoặc như các sản phẩm dưỡng da trong bộ mini có thể để trong hành lý xách tay.

Shopping để tích điểm. Dùng điểm đổi hàng. Ngoài các chiêu khuyến mãi đủ kiểu ở sân bay, các hãng hàng không còn kết hợp với DFS mua sắm tích điểm hay đổi điểm lấy quà tặng. Như tôi, sau nhiều năm tham gia chương trình “Miles and More” với hãng Lufthansa tích luỹ được một số điểm đáng kể. Mỗi lần ra sân bay (trong phạm vi nước Đức), tôi có thể dùng điểm đó để đổi quà hoặc ngược lại, tích điểm vào chương trình khi mua sắm ở sân bay. Có lần tôi đã đổi điểm lấy được hai chai nước hoa trị giá gần 120 euro.

Trò may rủi ở sân bay. Trong nhiều nơi mà tôi đã đi qua, tôi chưa thấy sân bay nào có nhiều trò như sân bay Doha thuộc nước Qatar. Trong khu vực DFS, luôn luôn có một chiếc siêu xe như Bentley, Porsche, Lamborghini, Ferrari... đi kèm là một dòng quảng cáo rất thách thức “Bạn sẽ có cơ hội sở hữu chiếc xe này chỉ với 100 USD”. Đó chính là hình thức mua “chiếc vé may mắn”. Tức là với một chiếc xe có giá trị 100.000 USD chẳng hạn, người ta sẽ bán ra 1.000 chiếc vé tham dự, mỗi vé giá 100 USD, như vậy cơ hội sở hữu chiếc xe là 1/1.000. Kiểu trò chơi may rủi và đầy thách thức này tôi thấy chỉ có... đàn ông là thích mà thôi (bởi vậy giải thưởng luôn luôn là chiếc xe hơi đẹp tuyệt vời). Còn phụ nữ, như tôi chẳng hạn, thường chỉ thích những gì cụ thể, bỏ tiền ra là mang về nhà liền như mỹ phẩm, nước hoa, túi xách... chứ không thích đánh liều làm mất đi 100$ mà khả năng đem về chiếc xe kia quá thấp, lại chẳng có cơ hội lái!

Ngoài ra ở Doha còn có trò “lucky draw” để dụ bạn cứ tiêu 100 USD ở đây thì sẽ nhận được một phiếu rút thăm may mắn, với các phần thưởng cũng rất là hấp dẫn như điện thoại, laptop, máy chụp hình...

Ở sân bay không thiếu thứ gì!

Ai cho rằng shopping ở sân bay rất là hạn chế về mặt chủng loại hàng hoá thì phải... xét lại các sân bay nào mà bạn biết nhé. Khoảng 20 năm trở lại đây, nhiều quốc gia, thành phố đua nhau xây dựng các sân bay mang tầm cỡ quốc tế về mặt kỹ thuật, diện tích, tiện ích và thậm chí cả kích cỡ, số lượng DFS, cửa hàng... trong sân bay.

Dân sành bay và shopping chắc chắn không thể không cho vào danh sách những điểm đến “hùng vĩ” trước giờ cất cánh và hạ cánh như sân bay Changi ở Singapore, Suvarnabhumi Thái Lan, sân bay Dubai, Abu Dhabi, Heathrow ở London, Leonardo da Vinci ở Rome... đều có diện tích đáng nể với rất nhiều cửa hàng shopping, dường như bất tận. Hàng hoá ở đây chắc chắn đủ làm thoả mãn nhu cầu shopping của bạn như: đồ trang sức, nước hoa, mỹ phẩm, thuốc lá, rượu bia, bánh kẹo, thời trang hàng hiệu, mắt kính, hàng điện tử, đồng hồ, đồ lưu niệm...

Thậm chí ở trong sân bay Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ còn có cả một cái bazar bán đủ hương liệu, vải vóc, hàng thủ công... không khác gì ngoài chợ cả!

Một kỷ niệm khiến tôi không bao giờ quên về shopping ở sân bay chính là xém tí nữa thì lỡ mất chuyến bay, vì mải mê lặn ngụp trong một rừng các DFS mà quên chỉnh đồng hồ theo giờ địa phương.

**Vài kinh nghiệm khi mua sắm ở sân bay

– Khi đã định mua món gì đó thì hãy tham khảo giá ở shop trước khi ra sân bay để có thể dễ dàng so sánh.

– Ở sân bay, trả tiền mặt luôn rẻ hơn dùng thẻ thanh toán (Master, Visa...) vì sẽ bị charge một phần phí dịch vụ quốc tế.

– Dùng đơn vị tiền tệ của nước sở tại để mua hàng, vì sử dụng ngoại tệ khác để thanh toán ở sân bay thì sẽ bị tính tỷ giá thấp hơn ngoài thị trường.

– Luôn tham khảo trước quy định về hải quan của nước mình sắp đến để mua số lượng hàng cho phù hợp. Nếu sai quy định, hàng hoá sẽ bị tịch thu và đóng phạt rất cao.

– Trong sân bay không phải shop nào cũng là shop miễn thuế (nhiều khi chỉ là airport shop), hãy hỏi kỹ người bán hàng mình sẽ làm thủ tục hoàn thuế ở đâu và dành thời gian cho việc đó.

– Hãy chỉnh đồng hồ theo đúng giờ địa phương khi đáp đến một sân bay nào đó và tính thời gian chính xác, xem xét vị trí shop cách cổng lên máy bay bao xa, để không bị lỡ chuyến bay kế tiếp do mải mê mua sắm.

(Nguồn sưu tầm SGTT)




Kinh nghiệm mua sắm khi du lịch Thái Lan

Kinh nghiệm mua sắm khi du lịch Thái Lan
Mọi người đều biết Thái Lan là một trong những thiên đường mua sắm. Khách du lịch đến Thái đều sắp việc mua sắm thành mục chính trong kế hoạch chuyến đi. Mọi nơi đều có vô số mặt hàng đẹp và chất lượng. Áo quần, đồ gia dụng, tranh, đồ gỗ, túi xách, giày, nữ trang kéo dài vô tận danh sách các món hàng thú vị. Tuy nhiên có nhiều điều cần chú ý khi mua hàng ở Thái Lan.

>>> 10 điều nên nhớ để tránh thất lạc hành lý khi đi du lịch
Hầu hết giờ cửa của các hàng và siêu thị ở Thái Lan đều khá muộn.

Mua sắm


Hầu hết các cửa hàng và siêu thị ở Thái Lan chỉ mở cửa từ khoảng 10 – 10 giờ 30 phút sáng (một số ít mở cửa từ 9 giờ 30 phút).

Mua sắm ở Thái Lan rất thú vị tuy nhiên bạn nên đi một vòng các cửa hàng xung quanh để so sánh giá cả - đặc biệt, khi mua đá quý và đồ trang sức.Dù ở đâu cũng có niêm yết giá, nhưng bạn nên trả giá. Bạn có thể đạt được mức giá để mua thấp hơn từ 10 – 40% so với giá chào ban đầu.

Mua hàng nên lấy biên lai và kiểm tra kỹ trước khi rời cửa hàng. Những cửa hàng có uy tín sẽ viết thỏa thuận đồng ý hoàn lại nguyên tiền cho bất cứ mặt hàng nào được trả trong vòng 90 ngày. Nếu nơi nào từ chối việc này thì bạn nên mua hàng ở nơi khác.

Người Thái đánh giá cao tác phong lịch sự và khiếu hài hước. Với sự kiên nhẫn và một nụ cười cởi mở, bạn có thể mua được hàng giá rẻ. Người bán hàng ở Thái Lan đều nói tiếng Anh khá tốt. Không khí mua bán ở đây cởi mở, không có tình trạng nài ép, lôi kéo, tranh giành khách. Bạn cứ thoải mái trả giá và chọn lựa cho đến khi ưng ý.

Mua sắm trên 3.000 Baht, du khách sẽ được các cửa hàng làm cho thẻ mua hàng VIP - được giảm 5% trên mỗi hóa đơn mua hàng trong thời gian 2 năm.
 


made-thailand3 
 

Mua hàng ở Thái có thể được hoàn thuế giá trị gia tăng VAT tại các sân bay quốc tế.

Hoàn thuế

Mua hàng ở Thái có thể được hoàn thuế giá trị gia tăng VAT tại các sân bay quốc tế ở Bangkok, Chiang Mai, Hat Yai và Phuket khi mua hàng trị giá tối thiểu 5.000 Baht trong một ngày (tổng số tiền có thể gộp từ nhiều hóa đơn trong ngày).

Khi mua hàng nên đề nghị cửa hàng xuất mẫu hoàn thế VAT khi mua hàng. Nếu ở cửa hàng tổng hợp, khách cần lấy biên nhận đến quầy VAT để hoàn thuế.

Biên nhận phải được tính giảm thuế trong ngày mua hàng. Khi rời Thái Lan, du khách cần phải đóng mộc mẫu hoàn thuế tại điểm kiểm tra VAT của hải quan trước khi lên máy bay. Hàng hóa đã kê khai hoàn thuế VAT nhân viên hải quan xem trước khi nhận mộc mẫu hoàn thuế. Khi đi qua điểm kiểm tra hộ chiếu, du khách sẽ được các viên chức hải quan Thái Lan xử lý mẫu và hoàn tiền thuế VAT.

Địa chỉ mua sắm khi du lịch Thái Lan


Thái Lan là một địa chỉ tuyệt vời để mua sắm. Dưới đây là vài địa điểm mua sắm nổi tiếng tại Thái Lan cũng như vài lưu ý khi mua sắm tại đây.

- Central Chidlom

Nằm trong hệ thống Central Group, Central Chidlom là một trung tâm mua sắm lớn tại thủ đô Băng Cốc. 
Bắt đầu mở cửa từ năm 1973, đến nay Central Chidlom đã xây dựng được hình ảnh môt trung tâm mua sắm hiện đại, với rất nhiều mặt hàng từ bình thường đến cao cấp, đầy đủ các chủng loại từ quần áo vải vóc, cho đến đồ trang sức, hàng tiêu dùng và các loại đồ điện tử.... cùng với những khu vui chơi giải trí phục vụ đầy đủ nhất những yêu cầu của khách thăm quan mua sắm tại đây

- Central World Plaza


Sau vài năm gia nhập vào hệ thống Central Group, Central World Plaza đã phát triển thành một trong những trung tâm mua sắm lớn vào loại bậc nhất tại Thái Lan. Với hơn 500 quầy hàng, các khu bán hàng chuyên biệt, 50 nhà hàng, 21 rạp chiếu phim, sân bowling và khu vui chơi giải trí cho trẻ em và 2 khu mua sắm lớn,  1 siêu thị lớn nhất Châu Á, tại đây,  bạn có thể tìm mua mọi thứ, với đầy đủ các thương hiệu nổi tiếng thế giới  như Rolex, Adidas, Calvin Klein, Liz... Du khách khi đến với Thái Lan không thể bỏ qua Central World Plaza cho thú vui mua sắm.

- Siam Paragon


Với chi phí xây dựng hơn 350 triệu USD, Siam Paragon là một khu mua sắm rộng nhất, gian hàng shopping to nhất, tổ hợp cinema vĩ đại nhất và được xem là thiên đường mua sắm tại Bangkok. Có mặt đầy đủ tất cả những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới nhưng Siam Paragon không phải là nơi chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu bởi nơi đây có rất nhiều chủng loại hàng hóa phù hợp với túi tiền bình dân. Ngoài ra nơi đây còn có tổ hợp giải trí tham quan khổng lồ, hệ thống nhà hàng, bar.... Phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách du lịch.

- Charn Issara

Charn Issara cũng là một địa điểm mua sắm nổi tiếng tại Bangkok. Với đa dạng các chủng loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu từ cao cấp cho đến bình dân, nơi đây là lựa chọn mua sắm của rất nhiều người dân Thái Lan cũng nhưng là du khách đến Băng Cốc. Các mặt hàng nổi tiếng tại Charn Issara gồm quần áo, các mặt hàng thời trang, mĩ phẩm và hàng tiêu dùng cao cấp.

- Cửa hàng miễn thuế Power

Đến Thái Lan, bạn không nên bỏ qua các cửa hàng miễn thuế King Power. Chẳng những là nơi bán hàng miễn thuế nhiều chủng loại hàng hoá tiêu dùng và thời trang, King Power còn thường xuyên tổ chức những chương trình khuyến mãi, xổ số rất hấp dẫn. Có thể nói rằng cửa hàng miễn thuế King Power là một trong những điểm mua sắm thu hút du khách bậc nhất tại Thái Lan.

- Maboonklong MBK

Maboonklong là một trong những siêu thị, trung tâm mua sắm lớn và nổi tiếng tại Thái Lan, một điểm đến thường xuyên cho những người "nghiện" shopping. Nơi đây có rất nhiều chủng loại hàng hoá độc đáo, đặc sắc với giá cả phải chăng cộng với thái độ vui vẻ, niềm nở, tận tình của những người bán hàng khiến ai bước ra từ đây đều không khỏi nở nụ cười hài lòng.

- Chợ Pratunam

Chợ Pratunam là một trong những chợ lớn của Băng Cốc, tập trung vào mặt hàng vải vóc quần áo. Đến đây du khách như lạc vào thế giới đầy sắc màu của các mặt hàng quần áo, dệt may. Giá cả nơi đây cũng khá rẻ so với ở Việt Nam, và nếu bạn mua càng nhiều thì giá càng rẻ. Đến Thái Lan, nếu bạn muốn mua một vài bộ quần áo hay vải vóc, thì chợ Pratunam là một địa điểm không thể bỏ qua.

- Quà lưu niệm tại Thái Lan

Thái Lan nổi tiếng là xứ sở du lịch có các loại hàng hóa, quà lưu niệm với giá rẻ. Do đó việc chọn mua vài món quà cho người thân, bạn bè khá dễ dàng khi bạn đến đất nước này.

Tại đây, các bạn có thể chọn mua các loại quần áo, giày dép, hoặc các mặc hàng trang sức, mỹ phẩm và gia dụng. Đồ lưu niệm thủ công ở Thái cũng rất độc đáo và giá cũng không cao lắm.

Lưu ý: Các trung tâm mua sắm lớn ở Băng Cốc nằm khá gần nhau, bạn có thể đi bằng taxi hoặc tàu điện thăm nhiều nơi để tìm được món quà hợp lý nhất.
 
 
(Nguồn sưu tầm yeudulich)

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Kinh nghiệm "nằm lòng" đối phó nạn "chặt chém"


Kinh nghiệm "nằm lòng" đối phó nạn "chặt chém"


Khi tới Vũng Tàu, Sầm Sơn (Thanh Hóa) hay Hạ Long,…hay những địa danh nổi tiếng “chặt chém” khác, khách du lịch cần nằm lòng những điểm cần lưu ý sau:

Đừng chứng tỏ mình là khách du lịch

Có thể bạn đã nghe thấy lời khuyên này trước đây: Đừng tỏ vẻ mình là khách du lịch. Điều này khiến bạn dễ bị chú ý một cách không mong muốn và trở thành nạn nhân bị chặt chém.

Một người bạn của tôi đã chỉ cho tôi cách mua hoa quả rẻ tại các nơi mà mình không quen biết, hay các cổng trường, bệnh viên,... Bạn tôi nói: Những người bán hàng rong thường sử dụng “cân điêu” nhưng có một cách đơn giản, khá dễ dàng mà bạn có thể áp dụng trong bất cứ trường hợp nào. Ví dụ, người mua chỉ cần răn đe, giả vờ nói: “Nhà tôi ở bên đường, anh/chị cân cho đúng, tôi mang về cân lại nếu thiếu tôi đem trả”. Như vậy, ngay lập tức người bán có thể sẽ trừ đi 2 lạng hiển thị trên cân cho khách hàng, ví dụ thay vì 8 lạng thì bạn chỉ phải trả tiền 6 lạng

.

Do đó, bạn hãy tỏ vẻ bạn biết rõ nơi này, hoặc thể hiện như định đến thăm ai đó ở nơi bạn cần đến. Đặc biệt, bạn không nên tiết lộ thông tin cá nhân để tránh bị lợi dụng. Bạn có thể chụp ảnh nhà hàng đó, biển số xe đó, ảnh người đó… để đề phòng trường hợp bị lừa.



Để thoát khỏi nạn "chặt chém" tại những "điểm đen" du lịch, bạn đừng tỏ ra mình là khách du lịch, ngược lại, hãy tỏ ra mình đã quá quen thuộc với vùng đất này. (Ảnh: Hà Nhi)
Tìm hiểu kĩ thông tin, tránh “điểm đen” du lịch

Trên một diễn đàn trực tuyến đăng tải trên Vietnamnet, anh Nguyễn Hùng (ở Hà Nội) kể về nỗi khốn khổ của cả gia đình khi đi du lịch ở “bãi chém” Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Tại đây, gia đình anh rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì những chiêu trò “chặt chém” và móc túi du khách của người dân địa phương.

Anh Hùng kể: Khi gia đình được một người dân chào mời sử dụng dịch vụ cưỡi ngựa với giá 200 ngàn đồng/tiếng, vì các con thích quá nên anh đã đồng ý. Khi cưỡi xong, cậu dắt ngựa trở mặt cho biết lúc đầu thì tính theo giờ nhưng cưỡi xong lại tính theo bước chân! Và giá mỗi bước chân ngựa là 10 ngàn đồng, tuy nhiên không phải thế là xong chuyện. Cậu này đòi nhân lên 4 lần cho mỗi lần ngựa bước bởi ngựa có … 4 chân!

“Kết cục, chúng tôi phải trả 500 ngàn đồng”, anh Hùng hậm hực kể lại.

Vì thế, cảnh báo tốt nhất cho các gia đình nếu đi du lịch thì nên tìm hiểu thật kĩ thông tin, xin kinh nghiệm để né tránh những chiêu đưa khách vào tròng một cách bài bản, chuyên nghiệp của người dân các khu du lịch.

Biết cách trả giá rõ ràng

Có rất nhiều trường hợp, khách hàng đã ý thức được việc phải trả giá trước nhưng vẫn bị “há miệng mắc quai”.




Hãy lường trước tất cả những "mánh lới" của dân kinh doanh để tránh trường hợp trả giá trước mà vẫn bị "chém đẹp". (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Như gia đình chị Trần Tuyết Hoa (ở Hà Nội) trong chuyến đi du lịch Vũng Tàu, khi gọi một nồi lẩu cá được báo giá 150 ngàn đồng nhưng cuối cùng chị phải trả 500 ngàn đồng vì nhân viên nhà hàng giải thích 150 ngàn đồng là nước lẩu, còn cá và rau là 350 ngàn đồng!

Trên một diễn đàn online, một thành viên đưa ra tình huống “khó tin” đã từng gặp phải ở Sầm Sơn (Thanh Hóa): “Tôi mua dừa và hỏi giá thì người bán nói là 100.000 đồng/quả. Để chắc chắn, tôi mặc cả 30.000 đồng vì đó là giá chung. Họ đồng ý nên tôi dùng 2 quả. Khi thanh toán họ thản nhiên bảo tôi phải trả 130.000 đồng. Tôi thắc mắc thì họ giải thích do tôi chỉ mặc cả quả đầu tiên”.

Một thành viên khác chia sẻ: “Mình đi ăn đồ hải sản, đã mặc cả rõ ràng nhưng đến lúc thanh toán họ đòi thêm mấy trăm ngàn tiền tương ớt, gia vị... ”, thậm chí có thành viên còn bị đòi thêm tiền dọn rác với giá “trên trời” sau khi ăn uống tại một nhà hàng.

Chính vì việc không thể biết mình sẽ bị “móc hầu bao” kiểu gì nên một số du khách đành phải thực hiện phương kế vô cùng sòng phẳng là sau khi mặc cả thì bắt chủ quán viết ra giấy ký tên.

Không đi theo “cò”

Giúp sức để chủ quán “chặt chém” du khách là lực lượng “cò” mồi chài quán ăn rất đông đảo. Từ “cò” chạy xe máy đến “cò” chạy taxi dùng đủ mánh để chèo kéo khi các quán ăn sẵn sàng chơi đẹp bằng hoa hồng 20-30% số tiền móc túi khách cho “cò”.

Trang tuoitre cho biết: Dọc đường Thùy Vân, Hoàng Hoa Thám (Vũng Tàu), lực lượng “cò” đi xe máy lên đến hàng chục người. Mỗi ngày một “cò” có thể kiếm được ít nhất 1 triệu đồng, có ngày lên tới 3 – 4 triệu đồng, những ngày nghỉ lễ, số tiền còn tăng hơn nữa.




Mỗi ngày một “cò” có thể kiếm được ít nhất 1 triệu đồng, có ngày lên tới 3 – 4 triệu đồng, những ngày nghỉ lễ, số tiền còn tăng hơn nữa. (Ảnh minh họa)

“Cò” Liêm của quán Hưng Phát 2 cho biết công việc của các “cò” là cầm một xấp tờ rơi của quán ăn Hưng Phát 2, kèm theo giá cả các món ăn rồi dụ khách vào quán. Các món ăn trên tờ quảng cáo ghi giá khá mềm để khách không bị choáng. Khi khách chịu vào, nhân viên quán “gài” ăn những món sang như lẩu hải sản, lẩu cá, tôm...

Bà Hương, chủ quán Như Ý, cho biết sẵn sàng chi 20% cho “cò” chạy xe máy dẫn khách tới quán: “Nếu khách ăn 10 triệu đồng, cò sẽ được 2 triệu đồng”. Còn các “cò” chạy taxi giới thiệu được nhiều khách dễ tính nên hoa hồng được hưởng cao hơn.

Những chiếc “máy chém” này luôn làm hãi hùng khách du lịch, vì vậy, tốt nhất là bạn nên sử dụng các dịch vụ hợp pháp, đáng tin và có thương hiệu và khi đi du lịch, bạn nên hỏi thăm bạn bè hoặc tìm kiếm trên internet những địa điểm nổi tiếng, những quán ăn ngon được nhiều du khách yêu thích, bình chọn. Nếu không, khi tới khách sạn, nơi bạn lưu trú, bạn có thể hỏi thăm thông tin tại lễ tân khách sạn, nơi bạn ở, họ sẽ cung cấp những thông tin thiết thực nhất cho bạn.

Biết rõ nơi mình cần đến

Biết rõ nơi mình cần đến là cách tối ưu nhất để đối phó với nạn “chặt chém” khi đi taxi.

Bạn có thể mang theo một tấm bản đồ địa phương và theo sát tuyến đường bạn đang đi, đề phòng trường hợp gặp phải những taxi không trung thực.

Khi biết rõ hành trình, bạn sẽ tránh bị đưa đi lòng vòng hoặc bị hiểu nhầm. Bạn nên tỏ vẻ biết đường và những điểm mốc nổi bật trên suốt quãng đường.

Cần có số điện thoại làm “bùa hộ thân”

Khách du lịch thường là mục tiêu bị “chặt chém” hoặc áp thêm các mức phí vô lý. Ngoài ra, du khách cũng có nguy cơ bị cướp, bắt cóc hoặc quấy rối tình dục. Vì vậy, cần kiểm tra thông tin về tình hình an ninh từ lúc lên kế hoạch du lịch thông qua các sách hướng dẫn du lịch, trên mạng hay qua các cảnh báo của chính phủ, việc đề phòng nguy cơ rình rập sẽ giúp bạn tránh gặp rắc rối thực sự.

Những số điện thoại khẩn cấp là “bùa hộ thân” mà chúng ta luôn cần có bất kể đi du lịch tới nơi nào. Bạn có thể viết vào một mảnh giấy hoặc lưu vào di động của bạn những số điện thoại của: Cảnh sát khu vực; Dịch vụ hỗ trợ khách du lịch (nếu có); Khách sạn nơi bạn trọ….

1001 cách đối phó với nạn “chặt chém”

Đối phó với nạn “chặt chém” của nhà nghỉ ở Vũng Tàu, nhiều du khách chọn giải pháp thuê dù, ghế bố ngủ qua đêm ở những khu đất trống.




Không nên đeo quá nhiều tư trang khiến các nhà hàng, khách sạn hoặc nơi cung cấp dịch vụ nghĩ mình có nhiều tiền, từ đó, thỏa sức “chặt chém”. Tốt nhất nên mang theo các loại thẻ ngân hàng, chỉ mang một ít tiền mặt để tiêu dùng cá nhân và mua sắm, ăn uống. (Ảnh: Hà Nhi)

Nhiều gia đình mang theo cả đồ ăn, thức uống hoặc mua hải sản tại vựa rồi thuê chế biến tại chỗ. “Mua hải sản tại vựa và thuê chế biến vừa ngon, rẻ lại không lo bị chặt chém” - chị Phượng cùng gia đình đến từ TP.HCM cho biết.

Ngoài ra, dân sành du lịch cũng cho biết: Không nên đeo quá nhiều tư trang khiến các nhà hàng, khách sạn hoặc nơi cung cấp dịch vụ nghĩ mình có nhiều tiền, từ đó, thỏa sức “chặt chém”.

Nếu mang theo nhiều tiền, bạn cũng nên chia ra nhiều nơi cất trong người và túi xách, phòng khi mất cắp vẫn đủ tài chính để xoay xở. Tốt nhất nên mang theo các loại thẻ ngân hàng, chỉ mang một ít tiền mặt để tiêu dùng cá nhân và mua sắm, ăn uống.

Như vậy, định lượng được mức chi tiêu của mình, mang ít tiền cũng giúp bạn suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định mua, sắm, tránh tình trạng bị “chặt chém”.

(Nguồn Sưu Tầm Theo GDVN)

6 lý do để bạn du lịch Đông Tim

6 lý do để bạn du lịch Đông Timo
Đông Timo chưa được nhiều người biết đến nhưng bạn hãy du lịch Đông Timo với những lý do thú vị như lặn biển, xem cá voi, đi bộ, đạp xe, ngắm phong cảnh đẹp, lái xe qua những ngọn núi và những bãi biến cát trắng tuyệt đẹp.

Khách du lịch đang dần công nhận Đông Timo. Số khách du lịch đến Đông Timo đang dần tăng lên từ 37.000 năm 2008 lên 85.000 năm 2010.

Do đó, nếu bạn muốn trải nghiệm điều gì đó mới mẻ với nắng, biển và cát cùng với thú mạo hiểm, hãy đến quốc gia “trẻ nhất” Đông Nam Á này.

1. Lặn biển ngoạn mục

“Oh, lặn biển ở Timor khác với lặn biển ở Thái Lan” Greg Duncan, hướng dẫn viên lặn biển và điều khiển tàu ở Dive Timor Lorosae cho biết. Greg Duncan đã từng làm việc 2 năm ở Ko Tao, một trung tâm lặn biển ở Nam Thái Lan. Ông cho biết thêm tôi đã lặn nhiều nơi ở khu vực này - cả Australia, Malaysia nhưng đã chưa từng ở đây.



dongtimo1 


Lặn biển gần Tibar

Trong 40 phút lặn ở đây với Greg bạn có thể nhìn thấy những con cá mập, cá ngừ, rùa nhỏ, cá thu và cá nhồng nhỏ - cùng với những ngọn núi nhỏ dưới biển gần Tibar.

Điểm lặn biển thu hút khác là Atauro Island, cách cảng Dili 20km đi bằng thuyền. Trên đường đi bạn có thể nhìn thấy những đàn cá heo ăn cá trên mặt nước và bơi dọc theo taxi nước, trong khi vào tháng 10 và 11 bạn có thể nhìn thấy những cá voi lưng gù và đôi khi là những chú cá nhà táng nổi trên mặt nước dọc biển.

Còn rất nhiều chỗ để lặn biển, tuy nhiên, cả đông và tây Dili, với những bãi san hô chưa từng được chạm tới để bạn khám phá.

 2. Những bãi biển chỉ có riêng bạn

Đá quý gắn trên vương miện của Đông Timo là đảo Jaco, điểm cực đông ở Đông Timo. Mất 6 giờ lái xe từ Dili qua những ngòn đồi xanh và gió, những con đường dọc bờ biển nhìn qua những chỗ dốc đứng bạn sẽ nhìn thấy những làn nước xanh phía dưới.



dongtimo2 


Biển Areia Branca gần Dili

Cũng có rất nhiều bãi biển cát trắng gần thủ đô, đáng kể nhất là Areia Branca (tiếng Bồ Đào Nha là “những bãi cát trắng”) và Bãi biển Dollar. Những bãi biển này có thể đông đúc vào cuối tuần nhưng có nhiều bãi biển tinh khôi, vắng người ở phía đông và Tây Dili.

Bạn phải mang theo đồ ăn nếu đến những bãi biển yên tĩnh nhưng nếu bạn không e ngại như kiểu bí ẩn đảo hoang ở đảo Alexander Selkirk, Areia Branca có nhiều quán bar và nhà hàng gần nước, do đó bạn có thể thưởng thức những bữa chính với cá tươi với bia hoặc dừa tươi, sau khi bơi hoặc đã làm cuốc xe đạp.

Biển phía Nam thì mạo hiểm hơn vì có cá sấu lớn nước mặn, như vậy việc bơi ở đây là không thể.

 3. Cảnh đẹp chưa bị tác động

Phần lớn Đông Timo là núi non, nên phong cảnh tuyệt đẹp nhưng lái xe dọc các con đường đầy gió thì bạn hãy cẩn thận. Núi Ramelau là điểm cao nhất của Đông Timo với độ cao 2.963 m, và mất khoảng ba giờ để trèo lên đỉnh sau khoảng từng ấy thời gian lái xe từ Dili. Hưởng thụ thời gian và nghỉ ngơi ở pousada ở Maubisse. Lái xe từ Dili đến thành phố thứ hai là Baucau bạn sẽ thấy giá trị riêng chỉ vì phong cảnh. Hãy dành 1 đêm ở Baucau, gần những bãi biển lớn hơn, sau đó đi về hướng đông đến đảo Com và Jaco.



dongtimo3 


Đến Baucau, dành thời gian để dừng và thưởng ngoạn phong cảnh

Những con đường này khá nguy hiểm với những ổ gà như miệng núi lửa và những cây cầu bị sập và nhiều đoạn không thể đi qua trong mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 5.

4. Đạp xe ngoạn mục

Nếu lái xe quá sởn tóc gáy hay đắt đỏ do tình trạng đường xá thô sơ và đôi khi do lái xe ở đây đi hơi cẩu thả hoặc thuê xe ô tô không hề rẻ, khoảng 70 USD/ngày thì bạn hãy chọn đi xe đạp.



dongtimo4 


Đông Timo hiện nay là nơi dành cho các cuộc đua xe đạp khó khăn nhất thế giới

Bạn cần vững tay lái vì có những đoạn leo dốc và chịu nhiệt độ trung bình khoảng 30oC phần lớn trong năm, ở vùng núi mát hơn. Bạn sẽ được ngắm cảnh nhiều hơn so với lái xe ô tô.

Những con đường ở Đông Timo là một thách thức thậm chí cả khi bạn lái xe bốn bánh. Không ngạc nhiên khi gần đây Tour de Timor đã dành được danh tiếng là trở thành một trong những cuộc đua xe đạp cheo leo nhất thế giới.

 5. Cuộc sống yên bình và những đêm không ồn ào

Đông Timo được xem là một nơi bạn sẽ cảm thấy sảng khoái. Taxi đôi khi chạy với tốc độ 20km/giờ mặc dù đường vắng không. Nhưng điều này không có nghĩa là Đông Timo vắng người, ít sôi nổi và ít nhà cửa san sát hơn ở các nước Đông Nam Á khác, một phần do tình hình của nước này và sự chậm phát triển kinh tế sau một thập kỷ độc lập.


dongtimo5 


Hưởng thụ hoàng hôn tuyệt đẹp trên biển

Tương lai Đông Timo sẽ thịnh vượng hơn nhờ có giá trị hơn 7 tỷ USD doanh thu từ dầu và gas trong những năm gần đây, nhờ vậy có tốc độ tăng trưởng 10%.

Hãy du lịch ra ngoài Dili và ở tại nhà dân một vài ngày ở nông thôn để thưởng thức một sự yên tĩnh tuyệt đối.

 6. Thưởng thức cà phê ngon với giá 1 USD

Với những cây cà phê lớn lên tự nhiên trên các triền núi và dưới bóng những cây cao trên những ngọn đồi, Đông Timo đang dần tạo một chỗ đứng trên thị trường cà phê toàn cầu.



dongtimo6 


Hãy trồng một cây cà phê ở Railaco, do Timor Global khai thác

Việc chế biến cà phê trong nước rất ít do “các vấn đề với sự thống nhất còn tồn tại”, giám đốc quán café mới RnR ở trung tâm Dili gần với các trụ sở phái đoàn Liên hợp quốc cho biết.

Đối với khách du lịch giá cà phê ban đầu có thể là một sự ngạc nhiên. Phần lớn mọi người sống chưa đến 1 USD/ngày nhưng hơn một thập kỷ hiện diện quốc tế - có 4 phái đoàn của Liên hợp quốc ở Đông Timo từ năm 1999 - có nghĩa là giá thực phẩm và đồ uống đã tăng lên nhiều.

Hãy đến khu trồng cà phê chính của Ermera, khoảng 1 giờ đi từ Dili, ngắm cảnh đẹp và dễ dàng đi dọc đến Maubisse và Mount Ramelau.


(Nguồn sưu tầm CNNGo)




Kinh nghiệm đi du lịch Tây An - kinh đô của 13 triều đại

Kinh nghiệm đi du lịch Tây An - kinh đô của 13 triều đại
Tây An là thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Thành Phố Tây An trước với tên gọi là thành Trường An hay Tràng An với hơn 3100 năm lịch sử, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán, nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Nơi đây gắn liền với những nhân vật làm nên lịch sử Trung Hoa như Tần Thủy Hoàng, Đường Minh Hoàng, Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi…Tây An đã cho ta một cái nhìn khá toàn diện về lịch sử và văn hóa của Trung Quốc cũng như công tác bảo tồn di tích khá toàn diện và khoa học ở nơi đây.



tay_an

Tây An nếu nhìn theo bản đồ thì gần như nằm ở trung tâm Trung Quốc (ảnh: internet)

Từ Việt Nam tới đó ta có thể đi bằng đường sắt, đường hàng không. Từ Hà Nội ta có thể đi đường bộ sang Nam Ninh. Từ thành phố Hồ Chí Minh chúng ta có thể đi máy bay sang Nam Ninh. Một ngày thường có 2 chuyến đi Tây An, một chuyến sáng vào lúc 8 giờ sáng và chuyến chiều vào lúc 2 giờ chiều. Từ Tây An cũng vậy. Sau 3 giờ bay hoặc hơn nữa nếu phải transit chúng ta sẽ có mặt tại sân bay quốc tế Tây An. 

Từ sân bay về trung tâm khoảng 40km ta có thể đi xe của hãng hàng không với giá vé 25 tệ/ người hoặc taxi với giá 120 tệ.

Nên ở khu trung tâm khu vực trong thành phố vì ở đó chúng ta có thể đi bộ đi thăm trường thành hoặc đi thăm phố hồi giáo vào ban đêm.

Khách sạn ở đây giá cũng tương đương ở Quảng Châu, chúng ta có thể mặc cả được.

Giá ăn uống cũng không đắt lắm. Ta nên chọn những nhà hàng lớn ở đó có nhiều món giá cả cũng phải chăng. Tây An nổi tiếng với các món ăn truyền thống có từ thời Tần, sử dụng nhiều gia vị như giấm, ớt, tỏi... Hai đặc sản ở Tây An là món súp thịt cừu thơm ngon và món bánh hấp. Bánh hấp có nhiều loại, đa dạng về màu sắc và hình dáng. Nhân bánh làm từ nguyên liệu rất phong phú gồm thịt heo, cừu, bò, cần tây, củ cải, bắp cải...

Theo tôi, muốn đi thăm hết Tây An ta phải mất ít nhất 3 ngày. Cũng như ở Việt Nam, chúng ta có thể mua tour hoặc du lịch tự túc. Ở Tây An công ty du lịch bán tour ghép thường gồm tiền xe và tiền hướng dẫn giá từ 50 -70 tệ/ ngày còn các điêm thăm quan chúng ta tự mua vé. Vé ở đây khá đắt từ 50 -120 tệ/ điểm. 
Ăn trưa ở các điểm du lịch không được tốt lắm. Như ở khu Càn Lăng ăn 25 tệ/ suất bàn 4 người chỉ có bốn đĩa rau. Nên mang đồ ăn theo.

- Ngày thứ nhất: ta có thể đi thăm khu vực nội thành, đạp xe quanh  Trường Thành Tây An - một trong hai thành cổ duy nhất còn sót lại tại Trung Quốc, thăm bảo tàng thủ phủ Thiểm Tây. Buổi tối tới thăm phố Hồi Giáo.

- Ngày thứ hai: có thể tham quan  Binh Mã Dũng, thăm khu lăng mộ Tượng Binh Mã Tần Thủy Hoàng, thăm khu vườn Dương Quý Phi.



doi_quan_dat_nung 


Đội quân đất nung trong khu mộ Tần Thủy Hoàng (ảnh: internet)

Ngày thứ 3: Qúy khách có thể tự do tham quan, mua sắm. Du khách có thể mua sắm quần áo thời trang tốt nhất tại khu Century Ginwa. Khu thương mại sầm uất Kai Yuan đối diện với Century Ginwa cũng là địa điểm mua sắm tuyệt vời với chất lượng hàng hóa và phục vụ tốt, làm hài lòng đông đảo khách du lịch. 

Chợ đồ cổ Tây An bán đa dạng các cổ vật từ đồ vật trang trí lớn đến những đồng tiền cổ. Thăm Tây An, du khách có thể mua quà kỷ niệm là các loại gốm sứ tráng men 3 màu sặc sỡ, tượng chiến binh và kỵ mã bằng đất nung, hàng thủ công mỹ nghệ, lụa...

Buổi tối chúng ta nên xem một chương trình văn hóa, nghệ thuật của Tây An.

Còn nhiều địa danh khác của Tây An khiến khách du lịch không khỏi thán phục vì công tác phục chế cũng như sự kỹ lưỡng, chuyên nghiệp trong quy hoạch, bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch, là một điểm khó có thể bỏ qua khi tìm hiều về đất nước Trung Hoa .


(Nguồn sưu tầm Caudulich.com)



Cẩn thận với những chiêu lừa đảo du khách đến Châu Âu

Cẩn thận với những chiêu lừa đảo du khách đến Châu Âu
Châu Âu là địa điểm du lịch ít xảy ra bạo lực, nhưng lại là thiên đường cho các dạng lừa đảo du khách hết sức tinh vi.

Dưới đây là một số mánh lừa đảo thông dụng, cả cũ lẫn mới mà những ai có dự định du lịch Châu Âu nên chú ý để tránh bị vào tròng.Những kẻ lừa đảo thông minh ngày nay thường tận dụng lợi thế của các loại công nghệ mới. Bạn nên cẩn thận khi nhân viên thu ngân ở cửa hàng lưu niệm nói chuyện liên tục qua điện thoại trong khi tính tiền các món đồ mà bạn vừa mua.

 Người nhân viên bán hàng không chân thật đó có thể đã sử dụng chức năng chụp ảnh trên điện thoại để chụp lại số thẻ tín dụng của các khách hàng. Lời cảnh báo dành cho những người đi du lịch: bạn sẽ phải trả giá nếu như quá phụ thuộc vào thẻ tín dụng. 

Hãy rút tiền từ các máy ATM và trả tiền mặt cho hầu hết các mặt hàng mà bạn mua bằng loại tiền tệ trong khu vực.



dl 



Rất nhiều kẻ lừa đảo thành công được là nhờ có những khách du lịch ngây thơ và cả tin. Và đây là một ví dụ. Khi bạn đang đi tản bộ trong một hẻm nhỏ ở Roma, một người dân địa phương vỗ vai bạn và chỉ lên bãi phân chim dính trên áo khoác của bạn. Trong khi người đó giúp bạn lau vết phân chim một cách hết sức nhiệt tình thì đồng bọn của hắn sẽ giật ba lô của bạn và chạy mất hút. Hãy cảnh giác với những tiếp xúc gần hoặc va chạm ở nơi đông người, đặc biệt là các khu du lịch. Nếu bạn cảnh giác và hiểu biết, bạn có thể tránh được hầu hết các rắc rối.

Hãy cẩn thận với những người bạn “chớp nhoáng”. Và người bạn đó thường xuất hiện trong lốt một người lịch lãm, nói chuyện có duyên. Anh ta giải thích rằng mình là một người bán áo khoác da và bắt đầu trò chuyện rôm rả với bạn, làm cho bạn có cảm giác đã kết được một người bạn thân thiện trên đất khách. 

Đến hồi kết, anh ta sẽ lôi từ trong xe ra một chiếc áo da thời trang và tặng bạn vì sự nhiệt tình.

Tuy nhiên, thẻ tín dụng của người bạn mới này lại đột nhiên không sử dụng được và quay ra hỏi liệu bạn có thể giúp anh ta trả tiền xăng xe hay không. Tất nhiên, kẻ lửa đảo sẽ biến mất cùng chiếc thẻ tín dụng và sau đó, bạn mới phát hiện ra rằng mình đã trả một cái giá quá đắt cho một chiếc áo bằng nhựa vinyl.

Đừng mua bất kỳ thứ gì bị rơi trên phố nếu bạn không muốn mắc bẫy. Đây là một mánh lừa đánh vào lòng tham và sự cả tin của du khách. Một người trông có vẻ tốt bụng và vô tư nhặt một chiếc nhẫn trên đất ngay trước mặt bạn và hỏi liệu có phải bạn đánh rơi nó. Khi bạn nói không phải, người đó sẽ kiểm tra chiếc nhẫn một cách kỹ lưỡng và làm một vài động tác chứng minh chiếc nhẫn được chế tác từ vàng nguyên chất. Anh ta đề nghị bán cho bạn chiếc nhẫn với giá hời, tuy nhiên lại là một mức giá cao hơn nhiều giá anh ta mua trước khi cố tình đánh rơi ngay trước mũi bạn.



dl1 


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Một tình huống thường gặp khác là một người bán dạo trên phố ở Paris tiếp cận bạn và nhờ bạn làm người mẫu giúp anh ta làm một cuộc trình diễn. Sau đó, người này bắt đầu làm một chiếc vòng khóa tình bạn ngay trên tay bạn. Sau khi làm xong, anh ta sẽ yêu cầu bạn trả tiền cho tiếc vòng vừa làm riêng cho bạn.

 Và bởi bạn không thể tự tháo chiếc vòng một cách dễ dàng ngay tại đó, bạn đành phải miễn cưỡng móc hầu bao cho kẻ lừa đảo.

Một lời khuyên chân thành nữa dành cho những du khách tốt bụng: Nếu bạn không làm hỏng cái gì thì đừng cố sửa nó. Bạn đang tham qua cung điện Buckingham và ai đó tiến lại gần với một chiếc máy ảnh và nhờ chụp một vài bức hình. Tuy nhiên, chiếc máy ảnh có vẻ không hoạt động. Khi bạn đưa trả lại, “du khách” nọ trượt tay và làm rơi chiếc máy xuống đất, vỡ rời từng mảnh. Người này sau đó sẽ “ăn vạ”, đòi bạn trả tiền sửa hoặc móc ví khi bạn cúi xuống nhặt chiếc máy bị vỡ. Vì thế, nếu bạn đánh hơi thấy có dấu hiệu của dạng lừa đảo này, hãy nhanh chóng rời khỏi đó.

Điều quan trọng là bạn phải luôn ghi nhớ rằng Châu Âu không phải là một nơi nguy hiểm, nhưng lại là mảnh đất màu mỡ của những “nghệ sĩ lừa đảo”. Vì thế khi đi du lịch Châu Âu, tốt nhất là nên để những thứ giá trị ở nhà và đeo túi chắc chắn khi đi dạo phố.

(Nguồn sưu tầm aFamily)

Những điều cần biết khi tham gia tour Fansipan

Những điều cần biết khi tham gia tour Fansipan
Với đỉnh cao 3.143m, Fansipan là ngọn núi cao nhất thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương. Vẻ đẹp mê hồn của rừng hoa đỗ quyên, rừng trúc, rừng tùng, và cảnh sắc hùng vỹ khiến du khách như lạc vào vườn cổ tích.



dinh-fasipan 



Trùng điệp Fasipan

Để chuẩn bị tốt cho hành trình chinh phục Fansipan – “nóc nhà Đông Dương”, Caudulich xin giới thiệu với du khách một số điều cần biết trước khi tham gia tour này:

1. Trước khi đi Fansipan, nên đi bộ buổi sáng và buổi chiều ít nhất 10 phút mỗi ngày.

2. Mang theo trang phục gọn gàng thuận tiện cho việc leo núi:

Một cái ba lô không được quá 4,5 kg

Một đôi giầy leo núi có ma sát nhẹ (Giầy vải bộ đội…)
2 đến 3 đôi tất

Găng tay leo núi nhẹ, gọn

Một cái áo khoác mỏng nhưng tương đối ấm, không hút ẩm

Một cái mũ kiểu mũ tai bèo gọn, nhẹ

Một cái áo mưa chụp cả người gọn nhẹ

3. Mang theo máy ảnh hoặc máy quay gọn nhẹ có túi an toàn

4. Mang theo máy điện thoại, loại rẻ tiền gọn nhẹ để tránh rơi hỏng (Hầu như dọc đường đi đều có sóng điện thoại, đặc biệt là Viettel)

5. Mang theo ống nhòm nếu có

6. Mang theo 01 đèn pin nhỏ

7. Mang theo đồ ăn vặt mà cá nhân thường dùng (Như kẹo cao su, thuốc hút, …nhưng phải gọn nhẹ)

8. Mang theo một số thuốc uống mà cá nhân thường dùng cho bệnh tật của mình (nếu có), ngoài ra như thuốc cảm cúm, đường ruột… gọn nhẹ.

9. Mang theo sổ tay nhỏ và bút để tiện ghi chép.

10. Mang theo một tuýp Salonpast để  xoa bóp tránh chuột rút.

11. Những người có tiền sử về huyết áp, tim mạch và tai biến mạch máu... không nên tham gia tour.

12. Luôn đúng giờ và nghe theo chỉ dẫn của hướng dẫn viên và những người dẫn đường.


(Nguồn sưu tầm camnangdulich)


8 sai lầm khiến bạn mất tiền oan khi đi du lịc


8 sai lầm khiến bạn mất tiền oan khi đi du lịch
Trong lúc vội vàng đặt vé, gói ghém hành lý và lên máy bay, nhiều người thường bỏ qua những yếu tố giúp bạn tiết kiệm một khoản “hời” chi phí đi du lịch.

Dưới đây là 8 sai lầm không đáng có thường gặp khiến bạn mất tiền oan khi đi du lịch.

Mang theo quá nhiều hành lý



kinh-nghiem2 



Những người đi du lịch bằng máy bay ngày nay không chỉ phải trả phí hành lý mà còn bị giới hạn số cân nặng của chúng. Khi giá nhiên liệu tăng cao thì số cân này cũng đồng thời bị giảm xuống. Hậu quả là để đảm bảo đúng trọng lượng quy định, nhiều hành khách buộc phải “dỡ hàng” ngay giữa sân bay vì không muốn trả thêm chi phí.

Ngoài ra, mang nhiều hành lý đến mức mà bạn không thể tự cáng đáng dẫn tới việc bạn lại phải rút hầu bao thuê người khuôn vác mỗi khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Vì thế, tốt nhất là bạn nên dự kiến trước số lượng quần áo mang theo và chỉ mang theo những quần áo mà bạn sẽ mặc nhiều để tiết kiệm chi phí kèm theo.
 
Không xem dự báo thời tiết

Rất nhiều người không xem dự báo thời tiết trước khi khởi hành. Hậu quả là họ “may mắn” mua được những chiếc áo rét, dép xỏ ngón và những chiếc ô với giá bị đội lên vài lần. Với những sai lầm tương tự như thế này, bạn có thể cạn sạch tiền trước khi trả phòng khách sạn.

Không tận dụng dịch vụ liên lạc đường dài giá rẻ

Hóa đơn điện thoại của bạn có thể đội lên một con số ngất ngưởng nếu thực hiện các cuộc gọi đường dài vô tội vạ. Trước chuyến đi, hãy gọi cho công ty cung cấp dịch vụ điện thoại và hỏi thông tin về mức tính cước phí đối với khách hàng đi du lịch nước ngoài (dành cho những người đi du lịch nước ngoài).

Để tránh rơi vào hoàn cảnh khóc dở mếu dở khi nhận hóa đơn cuối tháng, hãy tận dụng các loại hình liên lạc giá rẻ như Wi-fi, sử dụng dịch vụ điện thoại đường dài giá rẻ, hoặc để điện thoại ở nhà nếu bạn đủ can đảm.



kinh-nghiem 


Bỏ quên phụ kiện đi kèm thiết bị điện tử

Wi-Fi miễn phí ở sân bay sẽ là vô dụng nếu bạn để quên phích cắm laptop ở nhà hay cơ quan. Vì thế, hãy lập danh sách các món đồ điện tử mà bạn cần sử dụng và các phụ kiện đi kèm như sạc, pin, tai nghe và các thiết bị dễ quên khác. Nếu không, bạn sẽ phải cay đắng rút ngân sách du lịch của mình để trả cho phụ kiện mà bạn đang có một chiếc y hệt ở nhà.

Bị cuốn theo đám đông

Hãy giảm chi phí cho chuyến đi của bạn bằng cách bỏ qua những điểm du lịch đang mùa đông khách. Hãy đẩy chuyến đi trượt tuyết ở British Columbia lùi lại mùa xuân và tránh xa những ngọn núi chật cứng người vào tháng giêng. Mùa du lịch ở nhiều nơi cũng thường kéo theo mức tăng các loại phí dịch vụ.

“Boa” quá tay

Hãy nghiên cứu trước và học thói quen boa tiền ở những đất nước hoặc vùng miền mà bạn sắp ghé thăm. 

Người Mexico thường trông đợi được trả 10% đến 15% tiền boa cho dịch vụ phục vụ ăn uống, trong khi ở Fiji, việc boa tiền thường không được khuyến khích. Hãy kiểm tra tất cả các kiểu boa, từ các quán bar cho đến các phương tiện di chuyển để tránh boa nhiều quá mức cần thiết.

Bỏ qua bảo hiểm

Những tình huống khẩn cấp như hoãn chuyến bay, hỏng xe giữa đường hoặc kinh khủng hơn là một trận bão, một cơn đau tim có thể khiến bạn vừa mất vui vừa “lõm” một khoản tiền lớn. Hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách đầu tư một khoản bảo hiểm du lịch

Bỏ qua các phương tiện giao thông công cộng



kinh-nghiem1 


Khi vừa loạng choạng bước xuống máy bay sau một chuyến bay dài, bạn rất dễ vô tình sử dụng một phương tiện giao thông đắt tiền. Nếu như du lịch tiết kiệm là ưu tiên của bạn thì hãy bỏ qua những chiếc xe taxi và thay bằng những phương tiện công cộng.

Hãy tìm hiểu trước khung thời gian hoạt động của tàu điện, xe bus, xe điện, phà và các dạng phương tiện giao thông giá rẻ khác có thể thay thế cho những chiếc taxi hoặc dịch vụ thuê xe riêng giá cao. Ví dụ như ở Chicago, bạn sẽ mất khoảng từ 35 đến 40 USD khi vẫy một chiếc taxi vào thị trấn, trong khi sử dụng tàu điện chỉ mất 2.25 USD.


(Nguồn sưu tầm Afamily )


Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Kinh nghiệm du lịch tự túc tại Úc

Kinh nghiệm du lịch tự túc tại Úc

Khách đi tour do các hãng lữ hành tổ chức thường dễ dàng trong việc chuẩn bị cho chuyến đi, trong khi người tự túc du lịch cần nhiều thông tin hơn về điều kiện ăn, ở đi lại... Úc là nơi có hệ thống dịch vụ vận chuyển rất thuận lợi cho những du khách tự mình thực hiện chuyến du lịch của mình.

- Các công ty lữ hành tại Việt Nam thường đưa khách đến những địa điểm nào ở Úc?

- Các công ty lữ hành tại Việt Nam thường đưa khách đi tham quan ở các thành phố lớn ở Úc như Melbourne, Canberra, Sydney, Bisbane… theo chương trình du lịch trọn gói thông thường của mình. Tuy nhiên, có những đoàn theo yêu cầu của khách như hội thảo, hội nghị khách hàng, khảo sát thị trường, nghiên cứu học tập, thăm thân nhân… Ngoài các thành phố lớn trên của Úc thì các công ty lữ hành cũng có thể tổ chức đáp ứng theo yêu cầu của những khách hàng đi theo đoàn.



uc1 


Du thuyền đưa khách đi dọc sông ở Bisbane để ngắm cảnh.


- Xin giới thiệu về các lễ hội văn hóa diễn ra hàng năm tại bãi biển Bondi?

Vào khoảng tháng 7 hàng năm, bãi biển Bondi thường tổ chức trượt băng.

- Bãi biển Bondi dài khoảng 7 cây số, nằm ở phía đông nước Úc, cách trung tâm thành phố Sydney khoảng 25 phút chạy xe ô tô. Nơi đây có rất nhiều doanh nhân, tỉ phú của Úc và trên thế giới chọn làm nơi sinh sống, nghỉ dưỡng.

Đặc biệt, hàng loạt lễ hội văn hoá diễn ra quanh năm luôn thu hút du khách về đây vui chơi, giải trí.

Bãi biển này nổi tiếng với các sự kiện thường niên như Festival phim Flickerfest vào tháng 1, ngày môi trường thế giới vào tháng 6 hay giải đua lướt sóng vào tháng 8, sự kiện thu hút khoảng 60.000 tay đua mỗi năm. Đây được coi là bãi biển lý tưởng nhất cho môn thể thao này. Ngoài ra, ở đây còn có những khách sạn đẹp, tiện nghi và đa dạng về giá.


uc2 


Lướt sóng là môn thể thao rất phù hợp với vùng biển Bondi.

- Tôi nghe nói ở Melbourne có các tuyến xe điện đi vòng quanh thành phố miễn phí dành cho du khách, xin cho biêt thêm chi tiết và thời gian hoạt động của các tuyến xe này. Ở Sydney có xe buýt này không?


uc3 


Xe điện miễn phí phục vụ du khách tại Melboune và Sydney.

- Melbourne có 3 loại phương tiện giao thông công cộng: tàu điện, xe điện (tram) và xe buýt. Tàu điện tiện dụng nhất vì nó có khả năng chuyên chở một khối lượng hành khách lớn và phạm vi hoạt động được mở rộng ra những vùng cách xa trung tâm thành phố.

Riêng xe điện thì ngoài loại xe thông thường, ở Melbourne còn có những chiếc xe điện đi vòng quanh thành phố (City Circle Tram) miễn phí cho khách du lịch hoạt động từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày, mỗi chuyến cách nhau 10 phút và đi vòng quanh trung tâm thành phố trong vòng 40 phút.

Xe buýt có một số tuyến phục vụ ban đêm cho những hành khách đi chơi vào cuối tuần. Vì vậy, nếu bạn trở về khách sạn muộn sau 12 giờ đêm thì chớ vội lo lắng. Dịch vụ xe buýt này chạy từ lúc nửa đêm đến bình minh. Những chuyến xe xuất phát vào lúc 12 giờ 30 phút đêm từ quảng trường thành phố trên đường Swantons (nằm giữa đường Collins và ga Flinder Streets) và mỗi chuyến cách nhau khoảng một tiếng đồng hồ.

Ở Melbourne chỉ có một loại vé là Metcard sử dụng cho tất cả các loại phương tiện giao thông công cộng. Metcard được bán ở các máy bán vé tự động đặt khắp nơi trong thành phố. Có một điều du khách nên lưu ý, trước đây, những khu vực xung quanh thành phố Melbourne được chia làm 3 vùng, trong đó vùng 1 gần nhất và vùng 3 cách xa thành phố nhất. Nhưng hiện nay, vùng 3 đã được nhập vào vùng 2 nên hệ thống bán vé chỉ có loại vé cho vùng 1 và 2. Giá vé của mỗi vùng cũng khác nhau. Vì vậy, trước khi mua, hãy kiểm tra vị trí nơi bạn sẽ đến để chọn loại vé cho phù hợp.


uc4 


Câu cá ở bờ biển Bondi là một thú giải trí của nhiều du khách.

Ở thành phố Sydney, giao thông công cộng cũng rất thuận tiện với các phương tiện như xe buýt, xe lửa, phà, và tàu điện monorail. Giá vé tùy thuộc vào quãng đường mà bạn sẽ đi, nhưng nói chung thì giá vé thấp nhất dành cho xe buýt vào khoảng 1,50 đô la Úc; xe lửa 2,60 đô la Úc; phà 4,30 đô la Úc và tàu điện là 4 đô la Úc. Hoặc đứng ở bất cứ góc đường nào, bạn đều có thể gọi được một chiếc taxi.

- Tôi muốn mua một ít hải sản khô sang làm quà cho người thân bên Úc liệu có được không?

- Nước Úc kiểm tra rất chặt chẽ hành lý của khách khi nhập cảnh vào nước họ. Du khách không nên mang theo các loại thực phẩm, dược liệu làm từ thảo mộc, các loại sản phẩm làm từ thú vật. Đó là các mặt hàng cấm mang vào trong biên giới Úc. Ngoài ra, không được mang thịt, trái cây và những sản phẩm thuộc về bơ, sữa và cả các loại băng đĩa.

Không nên mang theo các loại áo quần hay nón mũ có gắn lông chim, hoặc đan bằng tre, nứa, cọ lát… vào nước Úc, tất cả sẽ bị tịch thu ngay từ sân bay (du khách sẽ được phát tờ khai hải quan bằng tiếng Việt rất rõ ràng khi nhập cảnh vào Úc). Nếu cố tình giấu diếm không khai báo thì có thể bị phạt nặng hoặc thậm chí bị chính quyền địa phương phạt tù ngay khi phát hiện.

Tuy nhiên, hải sản khô thì có thể mang vào nước Úc nhưng phải được đóng gói cẩn thận và khô ráo.

- Đi Úc, trước khi về nên mua quà tặng ở đâu và có phải trả giá không?

- Ngoài Kangaroo nhồi bông, khách du lịch thường thích thú với các sản phẩm đồ chơi cổ xưa như boomerang - một vũ khí bằng gỗ, cong như lưỡi liềm, là một công cụ của thổ dân Úc thời xưa, dùng chiến đấu, săn các loại thú nhỏ; didgerodoo - một loại nhạc cụ bằng gỗ tương tự như sáo và có chạm trổ, trang trí hình vẽ. Các cửa hàng lưu niệm ở Melbourne sẽ mang đến cho bạn nhiều lựa chọn về các sản phẩm từ gỗ.


uc5 


Một thổ dân biểu diễn thổi didgerodoo - một loại nhạc cụ bằng gỗ tương tự như sáo - để bán hàng lưu niệm cho du khách.

Khi tham quan thị trấn Ballarat, có rất nhiều thứ để bạn ngắm nhìn và... mở ví tiền. Tại xưởng in giấy, bạn có thể yêu cầu in cả tên riêng của bạn vào một mẫu poster đường phố ngày xưa nào đó với giá 6 đô la Mỹ. 
Bước vào lò nến, lò đúc đồng thiếc xem tận mắt hệ thống máy móc công xưởng nấu nhựa sáp, chế biến khuôn đúc đồng thau ngày xưa ra sao, bạn không khỏi cảm giác thôi thúc muốn "tậu" một vật dụng nho nhỏ từ chính nơi khai sinh ra chúng với giá cả phải chăng. 

Ví dụ các thỏi nến ngũ sắc có giá chỉ 50 xu hay chiếc đĩa đồng bóng loáng có khắc hình chú chuột, túi biểu tượng nước Úc với giá chỉ 4 đô la Mỹ.

Mua sắm trong các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại lớn ở nước Úc thì không cần phải mặc cả về giá (du khách có thể lấy hóa đơn khi mua sắm để làm thủ tục hoàn thuế tại sân bay). Tuy nhiên, nếu mua hàng ở các khu chợ đêm thì có thể mặc cả đôi chút.

- Xin cho biết vài nhà hàng bán thức ăn châu Á ở Sydney?


uc6 


Hải sản được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo tại các nhà hàng ở Úc.

- Sydney là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn và nổi tiếng nhất thế giới. Vì vậy, các dịch vụ dành cho du khách lịch ở đây rất tốt đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực.

> Tetsuya’s Restaurant (529 Kent Street, Sydney) là một trong những nhà hàng sang trọng và nổi tiếng bậc nhất thành phố Sydney được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước yêu thích khi đến đây. Nhà hàng có thể tiếp đãi một lúc hàng trăm khách, các món ăn nổi tiếng của nhà hàng được chế biến từ hải sản như cá hồi sống, cá hồi hun khói, các món hào (hàu)… Bên cạnh đó, các món nướng (barbecue) cũng được nhiều du khách ưa chuộng.

> Bilson’s Restaurant (27 O’Connell Street, Sydney) là một trong những nhà hàng nổi tiếng và chiếm được rất nhiều cảm tình của du khách quốc tế. Món ăn mà du khách không nên bỏ qua khi đến đây là món bò sốt rượu vang, đặc sản của nhà hàng.

> Yellowfin Seafood Restaurant (6/20 Queensland Avenue Broadbeach, Sydney) có hàng trăm món ăn mang phong cách châu Á và nguyên liệu chủ yếu là hải sản. Tới đây du khách không nên bỏ lỡ các món hải sản nướng như tôm hùm nướng, hào nướng…

> Zanders Restaurant (01 Scarborough Beach Road, Sydney) - Nhà hàng hướng ra bãi biển cát trắng với không gian được thiết kế theo hướng mở tạo cho du khách có cảm giác như được ngồi giữa khung cảnh thiên nhiên. Món ăn nổi tiếng của nhà hàng này là món “gan ngỗng với sốt thượng hạng”.

> Nhà hàng Ý Pronto Restaurant (16 Bayview Terrace Street, Sydney) phục vụ hàng trăm món ăn khác nhau từ hải sản cho đến các món chế biến từ thịt rừng, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thực khách. Đến đây du khách đừng quên thưởng thức món mì Ý, đặc sản của nhà hàng và cũng là của ẩm thực Ý.


(Nguồn sưu tầm thesaigontimes)