tháng 6 2012 | Chuyên Cung Cấp Đồ Du lịch, dã ngoại, cắm trại,...Công ty Du Lịch TwinTigers Chuyên Cung Cấp Đồ Du lịch, dã ngoại, cắm trại,...Công ty Du Lịch TwinTigers: tháng 6 2012

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Bắn súng sơn Trò giải trí số 1 mùa hè

Thành phố ngày càng hiện đại, đời sống của người dân cũng theo đó nâng cao hơn, những sân chơi giúp mọi người thư giãn, xả stress sau khi học tập, làm việc căng thẳng ngày càng đa dạng và phong phú. Trong thời gian gần đây, một trò chơi vô cùng hấp dẫn đang được rất nhiều người dân Sài Thành yêu thích và rỉ tai nhau đó là bắn súng sơn. Một trò chơi không chỉ xả stress mà còn giúp ta nhớ lại một thời tuổi thơ êm đềm. Nhớ những trưa hè hay những buổi tối trời đầy sao, cả một đám con nít trai gái trạc tuổi nhau cùng trốn, tìm, chạy nhảy nô đùa dưới ánh trăng. Lon ton sốt sắng khi tìm chỗ trốn, rình, nấp, hồi hộp theo dõi để tìm cách giải cứu được "nàng công chúa xinh đẹp" đang bị kẻ địch bắt giữ..., cười nắc nẻ khi cuộc giải cứu con tin thành công và buồn xo khi bị bắt....


Bắn súng sơn là một trò chơi tập thể mang tính quân sự như đánh trận giả, có chiến trường (được dựng lên), “kẻ địch”, súng đạn và trang bị quần áo ý như thật. Người chơi sẽ sử dụng một khẩu súng đặc biệt để loại bỏ đối thủ bằng cách bắn vào họ những viên đạn sơn (paintball). Những viên đạn sơn được đẩy đi bằng khí nén CO2 và có nhiều màu sắc khác nhau nhằm phân biệt đó là viên đạn của đội nào mỗi khi đối thủ bị trúng đạn. Khi một người bị trúng đạn thì người đó bị loại khỏi cuộc chơi. Được lăn lộn, bò trườn trong làn đạn bay vèo vèo, đầy hồi hộp và cẳng thẳng cho bạn cảm giác phấn khích như được tham gia chiến đấu thực sự.


Câu lạc bộ bắn súng sơn THE BCR có các sân chơi với nhiều loại địa hình được thiết kế đầy hấp dẫn:

Sân chơi thứ nhất được mô phỏng theo mô hình cánh đồng hoang của vùng đồng bằng sông Hồng với những ụ đất, cầu cống, con mương… y như một trận đánh thật trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp. Bạn phải bò, trườn rất khéo léo để tránh đạn và “tiêu diệt” được kẻ địch. Sân chơi này rất thích hợp cho các bạn muốn sống lại một thời tuổi thơ êm đềm với những trưa hè trốn cha mẹ đi chơi với các bạn cùng trang lứa. Một trò chơi tưởng như chỉ còn trong ký ức xa xưa nay ta lại được trải nghiệm nhưng hấp dẫn hơn, kịch tính hơn với những trang thiết bị hiện đại hơn.



Sân chơi thứ hai được mô phỏng theo mô hình của đồi núi. Bạn phải hết sức tinh mắt và nhanh nhạy mới có thể nhìn thấy “kẻ địch”, hơn nữa còn vướng cây cối, những ụ đất lớn nên cũng rất khó bắn trúng, đòi hỏi bạn phải có một khả năng bắn súng nhất định. Với những kiểu sân này, bạn sẽ có những giây phút trải nghiệm hết sức kịch tính và thú vị.



Sân chơi thứ ba được mô phỏng theo mô hình một thành phố bỏ hoang với những ngôi nhà, bức tường…, những tàn tích chiến tranh còn xót lại sau bao năm tháng không có con người đặt chân đến. Vừa lo tìm “địch” để “tiêu diệt”, lại vừa có cảm giác rùng mình ghê sợ, một trải nghiệm thú vị khó có thể diễn đạt thành lời.



Khi tham gia, người chơi sẽ được trang bị như một người lính thật sự. Súng, áo giáp, mặt nạ che mặt, kính bảo vệ mắt… Súng nặng khoảng 2,5 – 3 ký, cự ly xa trung bình 200 – 250m. Đạn sơn có kích thước to cỡ viên bi được làm từ bột mì và phẩm màu, dễ giặt tẩy khi dính vào trang phục. Ngoài công dụng hỗ trợ chiến đấu, các vật dụng trên còn nhằm đảm bảo an toàn cho người chơi. Trong suốt thời gian “chiến đấu”, các trọng tài luôn bám sát để hỗ trợ, hướng dẫn các quy tắc an toàn cho mọi thành viên một cách nghiêm túc. Trước khi tham gia, người chơi sẽ được tập huấn các kỹ năng quân sự cơ bản như tận dụng địa hình, địa vật, tấn công, phòng thủ, nghi binh, trao đổi bằng ký tín, ám hiệu…


Tuy nhiên, chơi bắn súng sơn chỉ thật sự mang lại phấn khởi khi tham gia theo kịch bản và chiến thuật mô phỏng như cướp cờ, đánh xáp lá cà, giải cứu con tin… Một trận đấu gồm có hai đội, mỗi đội có ít nhất năm người. Quy định của trò chơi tùy theo từng trận, chẳng hạn như khi bị “hạ” nghĩa là bị đạn bắn vào bất kỳ chỗ nào trên thân thể thì phải hô to lên “chết” và tự tìm đường về tuyến sau của đội mình và phải báo việc mình bị “chết” với ban tổ chức. Các hành động “ăn gian” khi tham gia trò chơi đều bị tẩy chay.


Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

10 địa danh đẹp nhất Việt Nam với khách Tây


10 địa danh đẹp nhất Việt Nam với khách Tây

Mạng globalgrasshopper - địa chỉ quen thuộc với du khách đã tổng kết 10 danh thắng đẹp nhất Việt Nam. Với tác giả, đất nước này có vô vàn cảnh đẹp và lạ lẫm.

1. Bán đảo Sơn Trà




Cách thành phố Đà Nẵng không xa, bán đảo Sơn Trà có đủ cả biển xanh, cát trắng, san hô lung linh và cánh rừng rậm rạp. Đến bán đảo Sơn Trà, du khách có khá nhiều bãi tắm đẹp để lựa chọn: bãi Bắc, bãi Nam và bãi Phật.

Nếu muốn khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, du khách có thể đến với Đảo Khỉ. Chắc chắn bạn sẽ hoàn toàn bị chinh phục khi đứng trên đỉnh núi cao ngắm nhìn thành phố Đà Nẵng, cạnh đó là làn nước xanh thẳm với bãi cát trắng rộng mênh mông.

2. Lăng nhà Nguyễn



Đây là lăng mộ cổ nằm gần thành phố Huế, trải dọc con sông Hương thơ mộng. Du khách luôn trầm trồ khi ghé thăm lăng của các vị vua Minh Mạng, Khải Định, Tự Đức, Thiệu Trị và Đồng Khánh.

Các lăng mộ được xây dựng theo phong cách tôn giáo địa phương, với góc đối xứng và nhiều họa tiết tỉ mỉ, vườn thượng uyển được tỉa tót cầu kỳ. Với những phiến gốm hay thủy tinh rất đẹp, công phu, lăng vua Khải Định xứng đáng là lăng mộ đẹp nhất nơi đây.

3. Đảo Phú Quốc


Thời gian gần đây, nhiều du khách dành sự quan tâm cho Phú Quốc - hòn đảo còn giữ được nhiều vẻ đẹp nguyên sơ. Ngoài những bãi cát dài với làn nước trong xanh, mát lạnh, bãi san hô đẹp rực rỡ, Phú Quốc còn có nhiều cánh rừng nguyên sinh rậm rạp sâu trong đất liền với thảm thực vật phong phú, phong cảnh hữu tình, đáp ứng nhu cầu thám hiểm của khách du lịch.

4. Đồng bằng sông Cửu Long



Lượng phù sa màu mỡ của sông Cửu Long đã mang lại cho vùng đất nơi đây những thảm thực vật đa dạng. Không chỉ mạnh về nông nghiệp, khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn là một khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn.

Tới đây, du khách có cơ hội khám phá cuộc sống, hoạt động thường ngày của người dân và ngắm nhìn phong cảnh đa dạng: những cánh đồng lúa bát ngát, con lạch, con kênh uốn lượn bao bọc lấy những gò đất nổi trước khi chảy ra biển.

5. Đèo Trạm Tôn (Cổng Trời)


Sa Pa nổi tiếng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ với núi non trùng điệp, thung lũng xanh ngắt, những ngôi làng truyền thống của các dân tộc ít người, rừng tre và những đồng ruộng bậc thang. Để cảm nhận được hết vẻ đẹp của nơi đây, du khách cần phải lên Đèo Trạm Tôn hay Cổng Trời - con đèo trên núi cao nhất Việt Nam.

Thác Bạc cũng là một địa điểm thú vị của Sa Pa. Nếu du khách đủ sức khỏe, hãy tham gia hành trình leo lên đỉnh Phan-xi- păng để có có hội tận hưởng những khung cảnh hùng vĩ và không phải nơi đâu cũng có.

6. Công viên quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng


Phong Nha - Kẻ Bàng là khu bảo tồn thiên nhiên đã được UNESCO chính thức công nhận. Đây là nơi có hang Sơn Động – hang đá lớn nhất thế giới và khoảng 300 hang động khác. Bên trong hang Sơn Động là hồ nước ngầm nằm sâu 13m so với mặt đất cùng vô số thạch nhũ và băng đá.

Ngoài ra còn phải kể đến hang Tiên Sơn, hang Thiên Đường. Khu vực này là một vùng đá vôi rộng tới 2.000 km vuông với thảm thực vật nhiệt đới và nhiều cây cổ thụ tới 500 tuổi.

7. Vịnh Hạ Long


Nổi lên trên mặt nước biển trong xanh tĩnh lặng là khoảng 2.000 đảo và mỏm đá vôi với đủ hình thù và kích cỡ lớn bé khác nhau. Không khí xung quanh thường được bao phủ trong màn sương, điều này góp phần làm cho nơi đây thêm phần kỳ bí.

Các du khách có thể đi vòng quanh ngắm nhìn cảnh đẹp bằng thuyền gỗ truyền thống, bằng cano hoặc thậm chí là bơi. Nhiều đảo đá vôi có các động rất đẹp và huyền bí.

8. Chùa Một Cột


Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, chùa Một Cột được xây dựng từ năm 1049 với mục đích tái hiện lại một giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Khi đó, nhà vua đã nằm mơ thấy một ngôi đền bay lơ lửng trên một ao sen. Ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ và nằm trên một cây cột duy nhất.

Ngôi chùa được thiết kế giống như một bông hoa sen với những đường trạm trổ tinh vi đẹp mắt. Ngôi chùa chúng ta thấy ngày nay đã được phục dựng lại nguyên bản ban đầu sau khi bị phá hủy trong chiến tranh.

9. Ghềnh Đá Đĩa


Dù không được biết đến nhiều như các thắng cảnh khác của Việt Nam, Ghềnh Đá Đĩa thực sự là một viên ngọc của ngành du lịch. Đây là một thắng cảnh thiên nhiên được hình thành từ đá bazan núi lửa, tạo thành những cột với độ cao khác nhau. Mọi thứ dường như đã được một nghệ nhân nào đó tạc nên từ hàng triệu năm trước.

Ghềnh đá được hình thành khi nham thạch từ núi lửa phun trào gặp nước biển và cứng lại thành những hình rất độc đáo. Thắng cảnh này hiện vẫn chưa được nhiều du khách biết đến do nằm ở vị trí ngoại ô xã An Ninh Đông, tỉnh Phú Yên.

10. Cố đô Huế



Từng là trung tâm của triều đại nhà Nguyễn, cố đô Huế là tập hợp của một loạt các ngôi chùa, cổng chào, dòng suối, phòng ốc, vườn thượng uyển và cả những ngôi chùa cổ kính. Tất cả cộng hưởng lại tạo thành một thắng cảnh tuyệt đẹp.

Cung Thái Hòa và cung Trường Sanh là hai trong số những kiến trúc đẹp nhất ở đây. Chùa Thiên Mụ nằm tách biệt bên bờ sông cũng là một địa điểm nên ghé thăm. Cố đô Huế thực sự là một biểu tưởng tiêu biểu cho các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

(Nguồn Sưu Tầm)

Xử lý khi sứa đốt, chuột rút trong lúc bơi lội

Xử lý khi sứa đốt, chuột rút trong lúc bơi lội

Khi đi tắm biển nhiều người sợ nhất 2 điều là bị sứa đốt và bị chuột rút khi đang bơi lội. Sau đây là một số phương pháp giúp bạn cách xử lý khi vô tình gặp phải những vấn đề trên.



Sứa và các loài động vật biển khác gây ra đều rất đau .Các vết châm, cắn do một số loài cá (ví dụ như cá đuối gai độc), sứa và các loài động vật biển khác gây ra đều rất đau, có thể gây ra biến chứng trầm trọng như viêm da hoại tử, gây tán huyết, tê liệt cơ và thần kinh hoặc gây ra các vấn đề về tim, hô hấp…Cách tốt nhất là các bạn làm theo phương pháp sau:
Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn).
Loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn.
Pha dung dịch gồm 10 phần nước với một phần a-mo-ni-ac, dấm, sô đa hoặc mì chính sau đó bôi vào vùng bị thương (nếu không có sẵn những hóa chất trên có thể dùng chanh chà vào vết thương).
Dùng dao hoặc các vật có cạnh (thìa, que kem,…) để cạo vùng bị đốt.
Vết thương do sứa đốt thường mẩn đỏ, có dạng thẳng hoặc xoắn, gây đau rát dữ dội. Khi gặp phải vết thương này, cần hạn chế cử động, tránh chạm vào vùng bị thương, chườm lạnh lên vết thương trong vòng 1 tiếng đầu sẽ giảm được đau. Sau khi vùng bị đốt đã khô, dùng liệu pháp cordicosteroid, antihitmine cục bộ hoặc bôi kem gây tê 4h một lần trong vài ngày.
Tìm trợ giúp về y tế nếu nạn nhân: dị ứng với vết đốt, bị châm vào mặt hoặc cổ hay tình hình trở nên trầm trọng hơn (ví dụ như khó thở).

Khi bị chuột rút

Ngay cả những vận động viên bơi lội cừ khôi cũng đều rất sợ bị chuột rút. Cơn đau do chuột rút sẽ làm giảm khả năng bơi lội hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây chết đuối.

Nếu chẳng may điều này xảy ra trong khi bạn đang đằm mình trong làn nước biển thì cần phải thật bình tĩnh xử trí như sau:
Nếu cơ bụng bị chuột rút (rất nguy hiểm), phải bình tĩnh thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân, từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh, xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút rồi nhờ người xung quanh đưa lên bờ.

Khi bị chuột rút ở các vùng cơ khác cần tìm cách lên bờ hay ít ra cố lết đến vùng nước nông, sau đó tự mình hay nhờ bạn bè giúp chữa chuột rút bằng các cách sau:
Chuột rút ở bắp chân (thường gặp nhất) hãy gắng nhỏm dậy duỗi thẳng chân, đứng bằng gót và ngón giúp cơ bắp vế giãn ra. Có thể gọi người giúp bằng cách nằm xuống giữ chân thẳng tối đa và nhờ ai đó đẩy mạnh các ngón bàn chân ngược về hướng đầu gối.
Chuột rút ở đùi, nên ngồi xuống, người giúp kéo chân nạn nhân ra thật thẳng, đồng thời nâng gót chân lên cùng lúc dùng tay kia ấn mạnh đầu gối xuống.

Nên nhớ, khi không có khả năng bơi vào bờ, bạn càng hoảng loạn quẫy đạp lung tung thì càng mau chìm. Do vậy nếu sóng không lớn lắm, hãy bình tĩnh thả ngửa cơ thể trên mặt nước chờ người đến cứu. Khi giơ tay cầu cứu chỉ nên giơ một tay còn một tay kia để đập nước để giữ cho cơ thể nổi trên mặt nước.

Khi đã bị chuột rút, không nên xuống nước lần nữa, hãy nghỉ ngơi và đi bơi vào ngày hôm sau.
(Nguồn Sưu Tầm)

Kinh Nghiệm Chống Vắt khi đi rừng

Kinh Nghiệm Chống Vắt khi đi rừng

Khi đi trong các khu rừng mưa nhiệt đới, nhất là vào mùa mưa. Chúng ta hay gặp một loài sinh vật nhỏ bé, sống ở những nơi thảm thực vật ẩm ướt hay bờ, khe suối.

Vắt là một sinh vật giống như con giun nhỏ, dài 2-5cm, có giác bám ở đầu và đuôi. Chúng di chuyển bằng cách co đi, co lại thân mình với 33 đốt sống.

Vắt kém chịu lạnh, chỉ thích hợp ở nhiệt độ 24-28C. Khi hút máu, vắt bơm một chất chống đông máu là hirudin vào cơ thể con mồi và có thể hút một lượng máu lớn gấp tám đến mười lần trọng lượng cơ thể của nó. Trung bình phải mất đến 20 - 60 phút thì vắt mới hút được no máu và nhả con mồi. Vắt bám vào da khá chặt, với lực hút của giác bám lên tới ~150-250gr, làm chúng ta khó mà gỡ nó ra khỏi tay.



Vắt thường đi tìm mồi từ 5-8 giờ sáng hoặc từ 17-19 giờ tối. Thường sau cơn mưa, vắt bủa ra rất nhiều tìm mồi vì nền nhiệt môi trường giảm, vắt dễ phát hiện con mồi máu nóng hơn. Vắt thường chọn nơi có nhiệt độ cao hơn như phần sau gối, đùi, bẹn, lưng, nách, cổ…để hút máu.


 
Vắt có khả năng leo trèo trên giày, quần áo để tìm những nơi không bôi thuốc và nơi có thể chui vào cơ thể người - thậm chí vắt có thể búng thân mình đi xa hàng mét: vì vậy không lạ khi tự nhiên nạn nhân chợt thấy vắt bám trên cổ.

Đa số trường hợp khi vắt bắt đầu cắn và bơm chất hirudin ta sẽ cảm thấy ngứa. Sau đó thì hầu như hết ngứa, chỉ còn lại cảm giác hơi gai. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn ngứa mà không tìm bắt thì vắt sẽ bắt đầu hút máu. Ở giai đoạn này, bạn có bắt được vắt ra thì máu sẽ vẫn cứ chảy thêm 10-15p nữa.



Ở các tỉnh phía Bắc còn có loài Vắt xanh chúng sống trên những chiếc lá cây. đây là loài sinh vật sống nhờ vào hút máu người và động vật rừng. Tuy nhiên chúng củng là sinh vật chỉ thị cho môi trường vì chúng rất dễ bị biến mất khi môi trường sống của chúng có những biến đổi do phá rừng, phát quang làm nương rẫy...

Vắt tấn công cách nào?

Đối với loài Vắt đất (sống chủ yếu dưới đất) bạn có thể dùng vớ (bít tất) chống Vắt, đi giày và dùng thuốc DEP bôi xung quanh vớ và giày sẽ chống được sự đeo bám của chúng. Tuy nhiên nếu bạn gặp trời mưa hay đi vào các vũng nước. lượng thuốc DEP của bạn sẽ bị rửa trôi và Vắt vẫn có thể đeo bám bạn được.



Khi bạn bị vắt cắn, vết thương thường gây ngứa và rất khó chịu. Đôi khi các vết thương không ngừng chảy máu do chúng đã tiết ra các chất chống đông máu. Bạn nên rửa sạch vết thương và dùng dầu gió xanh bôi lên. Nếu vẫn tiếp tục không cầm máu bạn dùng một miếng giấy nhỏ dán lên vết thương và giữ trong vòng 7-8 phút sẽ ổn.

Đối với loài Vắt xanh ở các khu rừng phía Bắc Việt Nam thì rất khó có phương cách giảm thiều sự đeo bám của chúng, hơn nữa chúng cắn rất êm cho nên chi khi chúng no và buông ra khỏi vết cắn và chảy máu thì bạn mới nhận ra. Loài vắt xanh rất hay cắn vào những nơi có nhiệt đô cơ thể cao, nhưng nơi có mạch máu. Mặc dù chúng là những sinh vật Mù hoàn toàn nhưng khả năng cảm nhiệt của chúng rất tuyệt vời do vậy chúng chỉ hút máu các loài động vật máu nóng mà thôi.



Chống vắt

Về thuốc chống vắt ta có khá nhiều: xà phòng, dầu khuynh diệp, muối, vôi, dấm, chanh, thuốc DEP, thuốc chống côn trùng chứa hoạt chất DEET (DEP, Soffell, DEET...) với thành phần DEET trong thuốc khoảng từ 13-30% là được.

Rất nhiều bạn phàn nàn sử dụng một số thuốc chống vắt không hiệu quả. Tôi cho rằng đó là do nhiều bạn đã sử dụng thuốc chưa đúng cách. Do vắt đeo bám dai và có thể tìm đường vượt qua ‘hàng rào thuốc’, vậy nên để chống vắt hiệu quả, các bạn cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

· Bôi thuốc chống vắt bên trong: cả bàn chân cho đến gối (khi thời tiết khô), thậm chí cả phần đùi cho đến hông (khi có mưa), tai, cổ và vai, cánh tay, nách;

· Bôi thuốc chống vắt bên ngoài: các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần, vai áo, mũ. Bên ngoài bạn có thể dùng xịt muỗi cho dễ thao tác.



· Cho ống quần vào trong tất. Bạn nên sử dụng loại quần vải 100% nylon mỏng, ít thấm, mau khô thì tôt hơn.

· Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi. Đó là những con nguy hiểm vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.

· Khi phát hiện bị vắt cắn, nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt.

Kỹ thuật loại bỏ vắt

Không nên: loại bỏ vắt đang như dùng tay dứt, lửa, hoá chất. Vì như vậy vắt sẽ tiết dịch trong ruột ra làm vết cắn bị nhiễm trùng, lâu khỏi.

Nên: dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn. Đây là kỹ thuật tôi học được trên mạng, đã áp dụng và thấy rất hiệu quả.


Xử lý vết cắn gây chảy máu nhiều:

Ta có thể xử lý như sau: Lấy ra sẵn một miếng băng dính > rửa vết thương > dùng ngón cái ấn vào miệng vết thương cho máu tạm ngưng chảy > Dính băng vào vết cắn. Sau 15 phút kiểm tra vết thương, nếu cần thay băng mới.Cuối cùng, ở khu vực có quá nhiều vắt, sau khi mưa, bạn đừng ỷ lại vào thuốc chống vắt mà lưu ý:



· Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi.
· Không đứng, ngồi lâu tại khu vực có thể có nhiều vắt, kể cả khi đi tiểu.
· Xua đuổi vắt khỏi một khu vực bằng cách: quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông khói.

Vắt không nguy hiểm đến tính mạng bạn, hãy đừng vì tránh vắt mà lơ là những nguy hiểm lớn gấp nhiều lần.

Một kinh nghiệm chống vắt rất hay học được của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, xin chia sẻ để mọi người cùng biết, đó là: MUỐI.

Người dân tộc thiểu số thường chỉ đi dép, loại dép nhựa mềm, có độ bám dai và thuận lợi khi đi qua ngầm, qua suối. Chính điều này lại giúp họ thuận lợi hơn khi bắt con vắt ra khỏi chân vì nếu khi đi tất, việc tháo tất ra để lấy con vắt mất nhiều thời gian và phức tạp hơn nhiều. Họ thường mang theo một gói muối hột. Muối vừa có thể ăn với rau rừng, ăn với cá, cua, ếch... nướng. Nhưng công dụng hay nhất là để chống vắt: họ chỉ việc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ con vắt đang cắn. Lập tức, con vắt co dúm lại và rơi ra. Chỗ vết thương bị vắt cắn cũng không ngứa và chảy máu nhiều vì muối cũng có tính sát trùng.


Trong trường hợp đi rừng mà bạn bị vắt đốt nhưng không mang theo thuốc đặc trị, muối... để rứt vắt ra khỏi cơ thể, bạn có thể làm theo kinh nghiệm dân gian là dùng nước bọt cho vào chỗ vặt đang bậu. Chúng sẽ sợ mà buông ra. Nước bọt cũng sẽ giúp máu bạn đông lại, tránh trường hợp máu ở vết cắn bị chất Hirudin của vắt làm chảy liên tục.

Do Vắt là một loài sinh vật chỉ thị của môi trường nên chúng ta có thể bắt chúng lấy mẫu máu trong cơ thể chúng và đem đi phân tích chắc chắn chúng ta có thể biết là khu rừng có vắt đó có những loài động vật máu nóng nào đang tồn tại.
(Nguồn Sưu Tầm)

Chế Tạo Bếp Cồn Du Lịch

Đây là loại bếp gọn nhẹ, rẻ tiền nhưng vô cùng hữu dụng được làm từ 2 đáy vỏ lon nước ngọt (lon Pepsi, Coca, Heineken hay bất cứ cái lon nào cũng được) ghép vào nhau, chiều cao của nó khoảng 3-4cm có thể bỏ gọn trong túi áo.




HƯỚNG DẤN CHẾ TẠO

I. CÁC CHÚ Ý AN TOÀN
- Bếp dùng nhiên liệu cồn, lửa cồn KHÔNG NHÌN THẤY trong ánh sáng ban ngày nên khi thử nghiệm tuyệt đối cẩn thận. Tốt nhất lúc thử nên chọn chỗ ánh sáng yếu để có thể dễ dàng quan sát lửa.
- Lon nước ngọt rất dễ gia công, kéo thủ công là đủ để cắt gọt, KHÔNG CỐ GẮNG DÙNG LỰC MẠNH trong quá trình chế tạo để tránh các tai nạn đáng tiếc
- Chế tạo cũng dễ thôi, chỉ cần thận trọng một chút là ổn, đừng căng thẳng trong lúc làm.

II. CHUẨN BỊ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ

Vật liệu:
- 2 vỏ lon nước ngọt
- 1 ốc vít
- 1 lọ cồn nhỏ (50 ml)
- 1 bao diêm
Dụng cụ:
- 1 búa
- 1 đinh nhỏ (cho lỗ có đường kính khoảng 0.5 mm)
- 1 tuốc-nơ-vít
- 1 kéo




III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1. Đục lỗ thoát hơi và lỗ đổ nhiên liệu
Dùng búa và đinh đục các lỗ nhỏ xung quanh đáy lon làm lỗ thoát hơi, đục một lỗ to chính giữa đáy lon và vặn ốc vít làm to lỗ để đổ nhiên liệu




2. Làm thân bếp
Cắt sát hai đáy lon để chừa phần có sơn màu khoảng 1,5 cm làm thành 2 thân bếp.




3. Lắp ráp thân bếp
Cắt một miếng hình chữ nhật lượn tròn 4 góc để ghép 2 thân bếp theo nguyên tắc của cái đón gót giầy




- Chúng ta sẽ có thành phẩm thế này:







Giờ thì chúng ta thử hen..





- Vì lý do an toàn, chúng ta nên chọn chỗ để bếp có thể chịu được nhiệt độ cao, dọn gọn các vật dễ bắt lửa xung quanh bếp





- Tháo ốc vít, đổ cồn vào giữa, vặn ốc vít lại [ốc không cần vặn quá chặt, khi dùng về sau có thể dùng tay vặn không nhất thiết phải dùng tuốc-nơ-vít]


 
- Dùng một vỏ hộp bằng thép hoặc đĩa sứ làm đế bếp
- Đổ một ít cồn ra đế để mồi




- Châm lửa vào cồn mồi phía ngoài và chờ giây lát để dung dịch trong buồng đốt được đun sôi







- Cồn mồi cháy hết, bếp sẽ hoạt động thế này:




Đặc biệt: những anh chị em thích bếp này đừng ngần ngại sử dụng nhiều bếp cùng lúc để có công suất sử dụng lớn hơn. Điều hay hơn là.. hơi cồn sẽ bốc ra ngoài rồi mới cháy, anh chị em chúng ta yên tâm vụ nổ nhé!!

Giờ thì làm thử đi các bạn..
(Nguồn Sưu Tầm)